Ðức Phật/ Như Lai dạy:
- Lành thay! Lành thay! Các con biết hổ thẹn đến như vậy mà phát tâm cầu xin sám hối. Trong giáo pháp của Như Lai, có hai hạng người gọi là không phạm tội:
- Lành thay! Lành thay! Các con biết hổ thẹn đến như vậy mà phát tâm cầu xin sám hối. Trong giáo pháp của Như Lai, có hai hạng người gọi là không phạm tội:
1. Người bản tánh [tính] trong sạch, từ xưa đến nay không phạm tội lỗi, đạo đức toàn mỹ.
2. Người phạm tội rồi biết hổ thẹn, phát tâm chân thật cầu xin sám hối.
Ở trong giáo pháp của Như Lai, hai hạng người này gọi là dũng mãnh, được thanh tịnh.
CẢM NHẬN
Người cao quý thứ nhất chỉ cho các vị Chư Phật, Bồ Tát và thánh nhân. Vì Chư Phật và Bồ Tát đã đạt đến vô lậu, giải thoát nên dứt bặt việc tạo tác tội lỗi.
Còn con người bình thường một khi lỡ vì vô minh hoặc tham sân tập khí bùng khởi không ngăn chặn nỗi mà gây nên tội, đến khi tỉnh ngộ nhận thức được lỗi mình làm ra, liền hối lỗi, sám hối, khả dĩ trở thành hạng người cao quý thứ hai.
Vì phương pháp “sám hối” trước hết giúp con người chúng ta gạn lọc thân tâm, còn gọi là “Hồi quang phản chiếu”[1] hay “Phản quang tự kỷ”[2]. Đây là cách kiểm tra tâm mình để ngăn ngừa tội gốc, vì lỗi lầm, tội vốn “tùng tâm khởi” [nương theo tâm mà phát sinh], biết được lỗi lầm, tội gốc, khi đó có thể đoạn tận nó và không sinh khởi lại.
[1] Hồi quang phản chiếu: quay ánh sáng trở lại, soi rọi chính mình.
[2] Phản quang tự kỷ: xem xét lại mình, quán chiếu lại mình.
2. Người phạm tội rồi biết hổ thẹn, phát tâm chân thật cầu xin sám hối.
Ở trong giáo pháp của Như Lai, hai hạng người này gọi là dũng mãnh, được thanh tịnh.
CẢM NHẬN
Người cao quý thứ nhất chỉ cho các vị Chư Phật, Bồ Tát và thánh nhân. Vì Chư Phật và Bồ Tát đã đạt đến vô lậu, giải thoát nên dứt bặt việc tạo tác tội lỗi.
Còn con người bình thường một khi lỡ vì vô minh hoặc tham sân tập khí bùng khởi không ngăn chặn nỗi mà gây nên tội, đến khi tỉnh ngộ nhận thức được lỗi mình làm ra, liền hối lỗi, sám hối, khả dĩ trở thành hạng người cao quý thứ hai.
Vì phương pháp “sám hối” trước hết giúp con người chúng ta gạn lọc thân tâm, còn gọi là “Hồi quang phản chiếu”[1] hay “Phản quang tự kỷ”[2]. Đây là cách kiểm tra tâm mình để ngăn ngừa tội gốc, vì lỗi lầm, tội vốn “tùng tâm khởi” [nương theo tâm mà phát sinh], biết được lỗi lầm, tội gốc, khi đó có thể đoạn tận nó và không sinh khởi lại.
[1] Hồi quang phản chiếu: quay ánh sáng trở lại, soi rọi chính mình.
[2] Phản quang tự kỷ: xem xét lại mình, quán chiếu lại mình.