NGUY CƠ – RISK VS RỦI RO – HAZARD
GS Nguyễn Văn Tuấn.
…
Sự khác biệt giữa nguy cơ (risk) và hazard (rủi ro).
Tôi nghĩ khái niệm hazard rất thích hợp trong việc mô tả tình trạng bất định ở Việt Nam, bởi vì rủi ro ở Việt Nam xảy ra trong bất cứ giây phút nào chứ không phải ở một khoảng thời gian. Bước chân xuống đường hay băng qua đường dù chỉ là con đường bề ngang chưa đầy 10 mét là phải chấp nhận rủi ro tai nạn, thậm chí tử vong. Thành ra, cái yếu tố nhiễu ở Việt Nam nó không chỉ bàng bạc khắp nơi mà còn hiện diện trong từng giây phút.
Bởi vậy, tôi nghĩ ở đất nước này, MAY MẮN là một điều hết sức CẦN THIẾT, bởi sự việc xảy ra hết sức ngẫu nhiên và tuỳ hứng. Ở các quốc gia tự do, dân chủ phương Tây, mọi sự việc được thiết kế có hệ thống, và vì thế đầu ra nó xảy ra theo quy luật có thể tiên đoán được. Dĩ nhiên cũng có nhiễu, nhưng nó ít hơn và chỉ là phần nhỏ. Còn ở Việt Nam, trên lý thuyết sự việc cũng được thiết kế, nhưng có lẽ vì thiết kế chưa tốt, nên đầu ra rất khó tiên đoán được.
Ví dụ như rủi ro giao thông, ở các quốc gia tự do, dân chủ phương Tây, xe cộ đi đúng làn, luật pháp nghiêm
minh, nên tai nạn ít xảy ra, hay
có xảy ra thì việc phân định trắng đen, lỗi phải rất rõ ràng. Còn ở Việt Nam, luật giao thông thì có cả RỪNG LUẬT, nhưng thi hành thì theo LUẬT RỪNG; thành ra, tai nạn giao thông xảy ra rất thường xuyên, và khi tai nạn xảy ra thì việc phân định lỗi phải không còn dựa trên luật pháp mà lại dựa trên cảm tính và quyền uy. Do đó, ở Việt Nam, chúng ta thấy yếu tố nhiễu nó lấn át yếu tố hệ thống. Chính vì thế mà chúng ta sống ở xã hội này rất cần sự may mắn.
Ví dụ như ai sẽ làm "sếp" cao nhất của nhà nước trong
năm tới, cũng nhiễu nhiều hơn tín hiệu. Có thể nói đi đâu và bất cứ dịp nào người ta cũng bàn đến ai sẽ làm lãnh đạo cao nhất trong đảng (cũng có nghĩa
là toàn quốc). Đủ loại tiên đoán, đủ thứ quan điểm và cách tiếp cận. Nhưng chứng cứ thì không có. Thành ra, đồn đoán vẫn là võ đoán. Còn ở các quốc gia văn minh, dân chủ, họ có hệ thống bầu cử, nên ai làm lãnh đạo rất dễ đoán và đoán đúng. Tình trạng mờ mờ ảo ảo thông tin là môi trường tuyệt vời nhất cho sự lan truyền của những đồn thổi tào lao, nhưng cái tào lao đó nó có hiệu quả tăng những cái-người-ta-tin-là thiên
tài của giới lãnh đạo. Họ núp sau những đám mây mờ thông tin để thiên hạ tha hồ bàn tán và tung hô, và kết cục là cả xã hội lao theo những tiểu tiết để bỏ qua cái bức tranh lớn của đất nước.
Bức tranh lớn của xã hội, đất nước, nếu có dịp trầm mình ở đây, thì rất ư là xám xịt. Khó có thể tìm ra một tín hiệu tích cực cho tương lai. Từ cấp tỉnh đến trung ương, đâu đâu người ta cũng nêu nhiều vấn đề về thể chế, kinh tế, xã hội, môi trường sống, v.v. nhưng giải pháp thì không có (hay có thì cũng là chấp vá). Đọc tin tức hàng ngày toàn những tin không hay.
Hết tỉnh này đến thành phố khác đua nhau
xây tượng đài nhưng lại hết tiền trả lương. Y như bệnh nhân đang chết từ chân lên não.
Việt Nam ví như một cỗ xe cũ kỹ, với cái động cơ được chấp vá từ Tây [ The Western world or the West] , Rossiya / Russia / Nga, Trung Hoa / Trung
Quốc / Tàu, và những cơ phận khác đang mục ruỗng; người tài xế và hành khách loay hoay sửa chữa cái cỗ xe đó nhưng vô vọng. Cái
"tragedy" [thảm kịch] là không ai nghĩ là họ cần một cái xe mới, nên cứ mãi bám lấy cái xe cũ và hệ quả là cả tài xế lẫn hành khách đều khổ vì nó do đã tiêu hao quá nhiều năng lượng cho cái cỗ xe mà ai cũng biết nó chẳng đi đến đâu.
No comments:
Post a Comment