Ếch, như các động vật lưỡng cư khác, thuộc loại biến nhiệt, nghĩa là
chúng không thể tự phát nhiệt để điều hòa thân nhiệt cho cơ thể. Vì vậy,
thân nhiệt của chúng cao hay thấp tùy vào những ảnh hưởng của môi
trường bên ngoài.
Nếu bạn bỏ một con ếch vào nồi nước sôi, nó sẽ
nhảy ra tức thì nếu có thể. Nhưng nếu bạn bỏ con ếch ấy vào một nồi nước
ở nhiệt độ trung bình và từ từ đun nóng nồi nước ấy, chú ếch kia sẽ lim
dim và rơi vào một trạng thái thoải mái
như chúng ta khi nằm trong hồ phun nước ấm. Và rồi chú ếch ấy sẽ lim
dim cho đến khi bị luộc chín mà không hề biết gì. Khi nhiệt độ cơ thể
gia tăng đều đều theo nhiệt độ của nồi nước, chú ếch sẽ không có cảm
giác "nóng" như con người.
Đây không phải là nghiên cứu khoa học đặc biệt chuyên sâu, nhưng sự khác
biệt giữa CÓ và KHÔNG CÓ ý thức về những hiện tượng "nóng dần" chung
quanh mình là một sự khác biệt rất sâu sắc.
- Thành phần phủ nhận sự thật: "Các hiện tượng báo động này là dối trá. Tại sao phải phí thời gian nói đến chúng chứ!?"
- Thành phần vô minh: "Các hiện tượng báo động này là thật. Nhưng chúng không có ngụ ý gì về một vấn nạn sẽ xảy ra. Không có chi là vấn đề cả."
- Thành phần thụ động: "Các hiện tượng báo động này đúng 100%; rất có thể chúng báo cho chúng ta biết rằng vấn nạn sẽ xảy ra. Nhưng còn lâu lắm chúng mới xảy ra và tôi không thể làm gì cả. Không phải chuyện của tôi!"
- Thành phần tích cực: "Không thể chối cãi được rằng có một vấn nạn đang hình thành. Có những chuyện cần phải làm và tôi cần phải đóng góp. Tôi không biết là tôi sẽ làm được gì nhưng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và làm những gì tôi có thể làm."
- Thành phần đóng góp: "Tôi biết tôi phải và có thể làm gì và tôi đang làm."
Điều làm con người sợ hãi là khi tư duy của một người ở trong một trạng thái thuộc về thành phần nào đó quá lâu, một dạng định kiến giữ nguyên hiện trạng – status quo bias – người đó sẽ vui vẻ chấp nhận hiện thực và cảm thấy thoải mái khi là một thành viên trong hệ thống ấy vì đó là hệ thống niềm tin của họ.
P/S: Đám ếch Venezuela đã và đang bới thùng rác tìm thực phẩm trong khi trong thập niên 1960, Venezuela là quốc gia thịnh vượng nhất Nam Mỹ, bên cạnh Argentina và Cuba.
- Thành phần phủ nhận sự thật: "Các hiện tượng báo động này là dối trá. Tại sao phải phí thời gian nói đến chúng chứ!?"
- Thành phần vô minh: "Các hiện tượng báo động này là thật. Nhưng chúng không có ngụ ý gì về một vấn nạn sẽ xảy ra. Không có chi là vấn đề cả."
- Thành phần thụ động: "Các hiện tượng báo động này đúng 100%; rất có thể chúng báo cho chúng ta biết rằng vấn nạn sẽ xảy ra. Nhưng còn lâu lắm chúng mới xảy ra và tôi không thể làm gì cả. Không phải chuyện của tôi!"
- Thành phần tích cực: "Không thể chối cãi được rằng có một vấn nạn đang hình thành. Có những chuyện cần phải làm và tôi cần phải đóng góp. Tôi không biết là tôi sẽ làm được gì nhưng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu và làm những gì tôi có thể làm."
- Thành phần đóng góp: "Tôi biết tôi phải và có thể làm gì và tôi đang làm."
Điều làm con người sợ hãi là khi tư duy của một người ở trong một trạng thái thuộc về thành phần nào đó quá lâu, một dạng định kiến giữ nguyên hiện trạng – status quo bias – người đó sẽ vui vẻ chấp nhận hiện thực và cảm thấy thoải mái khi là một thành viên trong hệ thống ấy vì đó là hệ thống niềm tin của họ.
P/S: Đám ếch Venezuela đã và đang bới thùng rác tìm thực phẩm trong khi trong thập niên 1960, Venezuela là quốc gia thịnh vượng nhất Nam Mỹ, bên cạnh Argentina và Cuba.
No comments:
Post a Comment