Tuesday, September 26, 2017

THỌ DỤNG THỨC ĂN BẤT TỊNH/ KHÔNG THANH TỊNH

Bồ Tát/ Tôn giả Xá Lợi Phất là một trong thập đại đệ tử, trí huệ đệ nhất, đại trí đại huệ, thần lực siêu quần. Bồ Tát Xá Lợi Phất đối với Đức Phật thật là bách ý bách thuận, đối với lời chỉ dạy của Đức Phật chưa từng cãi lời.
Đối với các đệ tử, Đức Phật tín nhiệm nhất là Tôn giả Xá Lợi Phất. Sau ngày thành đạo, lần trở về cố hương Ca Tỳ La thứ nhất, gặp con trai La Hầu La, Đức Phật dạy bảo La Hầu La bái Tôn giả Xá Lợi Phát làm thân giáo sư, theo Xá Lợi Phất thọ giới Sa di.
Một hôm, Ngài Xá Lợi Phất dắt Sa di La Hầu La đi khất thực trở về, Đức Phật thấy vẻ mặt La Hầu La không vui, biết trong tâm La Hầu La có chuyện bất bình, bèn gọi đến gần hỏi trong tâm bất mãn việc gì?
Sa di La Hầu La cúi đầu tỏ ý không vui, giọng nói bất mãn:
– Phật Đà! Con là Sa di, đáng lẽ không nên nói lỗi bậc thượng tọa, nhưng nếu không nói thì không ai biết hoàn cảnh của Sa di chúng con.
– Sự việc như thế nào? Con giải thích ta nghe.
– Phật Đà! Các vị thượng tọa và trung tọa dẫn chúng con ra ngoài thành khất thực, tín chúng cúng dường các vị ấy toàn những món ngon thượng đẳng, còn hàng Sa di sơ học chúng con, chỉ bố thí toàn cơm trộn xác mè, rau rừng lộn lạo. Thân thể con người đối với việc ăn uống đâu có phân biệt tuổi tác và giới hạnh, đều có nhu cầu giống nhau. Các vị trưởng lão ngoài sự thọ dụng của riêng mình, không có tâm bi mẫn, từ ái đoái hoài đến chúng con, khiến tín chúng cúng dường sinh tâm phân biệt.
– Việc ấy đâu đáng gì để nói, chỉ có chút tiểu sự mà con không thể nhẫn nhịn.
– Phật Đà! Xin Ngài từ bi đừng trách mắng chúng con, được ăn dầu mè và tô lạc, mới có thể tăng trưởng khí lực, thân thể khỏe mạnh, mới có thế an tâm tinh tấn tu hành, còn chúng con mỗi ngày ăn xác mè và rau rừng, dinh dưỡng không đủ, lâu ngày thân thể mỏi mệt thường chẳng có thể chuyên tâm tu trì.
Đức Phật nghe La Hầu La nói và công nhận điều đó là đúng. Tuy nhiên, Đức Phật cũng dạy:
– La Hầu La! Con rời hoàng cung gia nhập tăng đoàn là để được cúng dường thức ngon vật lạ phải không?
– Thưa không, Bạch Thế Tôn! Con vào tăng đoàn là vì để học đạo tu hành.
– Vậy thì con mới nói chuyện gì đó? Như nếu nghĩ đến việc tu hành, thì khi thọ nhận của tín thí một hạt mè, một hạt cơm cũng là thấy đủ, con đi mà lo tu hành, đừng quá quan tâm đến việc ăn uống.
Tuy dạy bảo La Hầu La như thế, nhưng Đức Phật cũng biết tín chúng khi cúng dường có khởi tâm phân biệt. Ngài cho gọi Bồ Tát/ Tôn giả Xá Lợi Phất đến sau khi La Hầu La đã ra về, hỏi:
– Xá Lợi Phất, hôm nay con thọ thức ăn bất tịnh, con biết không?
Tôn giả Xá Lợi Phất nghe nói kinh hãi, lập tức móc họng ói ra hết, quỳ xuống giải thích với Đức Phật:
– Thưa Đức Thế Tôn! Từ lúc con quy y với Ngài, con vấn y pháp khất thực của Đức Phật mà xin ăn, con không hề trái phạm mà xin thức ăn bất tịnh.
Đức Phật biết rõ tâm Xá Lợi Phất, giải thích:
– Việc khất thực của riêng con ta biết là hoàn toàn không trái phép. Nhưng Tăng Đoàn có lục hòa, không nên chỉ biết riêng mình. Vì chấp chế nên bình đẳng, công bằng, lợi ích cũng đều nhau. Làm bậc trưởng lão nên thường thương tưởng để ý đến các Tỳ kheo nhỏ tuổi và Sa di, khi khất thực nên chú ý đến họ.
ĐỨC PHẬT DẠY XONG, TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT CUNG KÍNH LÃNH THỌ.

Saturday, September 16, 2017

KHÁI NIỆM TRANH LUẬN GIỮA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY VÀ Á ĐÔNG

KHÁI NIỆM TRANH LUẬN GIỮA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY VÀ Á ĐÔNG

Tác Giả: Drake Baer

Vào mùa xuân năm 23 tuổi, tôi [Drake Baer] đã sống 13 tháng ở Á Đông, dạy Anh Ngữ và đi du lịch khắp Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Là một chàng trai tóc vàng, cao hơn 1.8m (6’3”), tôi nhìn rất khác so với những người dân bản địa.

Nhưng có điều khác biệt ít ai có thể nhận ra, là một người phương Tây, tôi suy nghĩ/ tư duy rất khác so với những người bạn Á Đông. Từ quan niệm về hợp đồng, chấp nhận, sự bổ nhiệm – có sự khác biệt về văn hóa rất lớn.

Dựa theo những triết gia văn hóa, người phương Tây và Á Đông có cái nhìn đối lập nhau về quan niệm sự thật và cách nó hoạt động. Điều này đã xảy ra hơn ngàn năm rồi và đến hôm nay nó vẫn tồn tại trong tâm lý con người.

Nó bắt đầu từ cái nôi của hai nền văn minh: Hellas/ Greece cổ đại và Trung Quốc cổ đại. Nó bắt đầu với hai quan niệm [hoặc quy luật] khác nhau:
1. Người Hellas/ Greek cổ đại dựa theo quy luật “luật/ nguyên tắc phi trung lập”, nghĩa là nếu 2 người đang tranh luận thì một người trong 2 người đó phải được công nhận là đúng và người kia thì bị cho là sai.
2. Người Trung Quốc cổ đại thì ngược lại. Họ dựa theo “học thuyết trung lập/ ôn hòa”. Học thuyết này cho rằng nếu 2 người đang tranh luận thì có thể 2 người đó đều đúng hoặc cả 2 đều sai, toàn phần hoặc bán phần. Sự thật, việc đúng hoặc sai có thể không thuộc về ai mà nằm ở giữa cả 2 phe tranh luận.

Hai tư tưởng và lý thuyết này rất khác biệt và có nguồn gốc khác nhau.

Học thuyết trung lập/ ôn hòa bắt nguồn từ hệ tư tưởng và triết lý của Khổng Phu Tử: Khổng Giáo/ Nho Giáo, cách 2,500 năm trước đây. Học thuyết này được cho rằng là đỉnh cao của triết lý Khổng Giáo. Dựa theo nhà nghiên cứu Li-Jun Ji, Albert Lee và Tieyuan Guo trong cuốn “The Oxford Handbook of Chinese Psychology”.

Dựa theo cuốn sách đó, người Trung Quốc được khuyến khích tranh luận từ cả 2 khía cạnh trong một cuộc tranh luận, nghĩa là nên xem cả 2 phe đều đúng hoặc sai hoặc phân vai trò công bằng trong một cuộc tranh luận [không ai hoàn toàn đúng, không ai hoàn toàn sai].

Họ đã viết:
- Điều này cho thấy một sự khác biệt với quy luật phi trung lập của các nhà triết gia phương Tây. Họ khuyến khích con người khi tranh luận phải có lập trường và tranh luận đúng sai. Khác với học thuyết Trung Hoa, triết học phương Tây cho rằng việc giữ ôn hòa hoặc trung lập trong một cuộc tranh luận chẳng có ý nghĩa hoặc thành quả gì.
Trong ngôn ngữ Latin, cụm từ “quy luật trung lập” là: principium tertii exclusi. Aristotle đã viết về điều này trong cuốn “Ethics”, khoảng 2,300 năm trước đây.
- Không thể có một sự trung lập giữa 2 điều đối lập nhưng một trong 2 bên phải phản biện – đồng ý hoặc không đồng ý – với bên còn lại.

Trong một cuộc thử nghiệm xã hội học năm 1999, nhà tâm lý học Kaiping Peng và Richard E. Nisbett đã đưa cho sinh viên Trung Quốc và America/ U.S vài tình huống tranh cãi để xem họ giải quyết các vấn đề đó ra sao.

Kết quả từ cuộc thử nghiểm xã hội đó chứng minh sự khác biệt về triết lý:
1. 72% trong số sinh viên Trung Quốc đã cho những giải pháp thỏa hiệp.
2. 74% trong số sinh viên America/ U.S thì cho rằng một bên đã sai.

Như Khổng Giáo đã gợi ý, sinh viên Trung Quốc sẽ đưa những giải pháp biện chứng hoặc tìm sự đúng và sai trong cả 2 bên. Cũng như sự khác biệt về triết lý của Aristotle và Khổng Giáo, người phương Tây và Á Đông có 2 phương pháp và quan niệm khác biệt để giải quyết những vấn đề.

Nhưng 2 cách khác nhau đó không phải ngẫu nhiên mà xuất phát từ văn hóa. Trong cuốn “The Geography of Thought”, xuất bản năm 2004, Nisbett diễn tả quá trình tiến triển như sau:
- Địa lý của Trung Quốc bao gồm đa phần là đất nông nghiệp, độ cao thấp, ít đồi núi, nên việc tập trung hóa sự kiểm soát được thực hiện rất dễ dàng. Những người làm nông nghiệp cần phải làm việc với nhau trong sự ôn hòa. Điều này rất cần thiết vì họ sẽ làm việc lâu dài, nhiều lúc sát bên nhau và lâu dài. Điều này khiến con người Trung Quốc phải biết ý tứ, cẩn thận trong việc ăn nói để giữ ôn hòa. Vì khi đã mất ôn hòa thì rất khó giải quyết và sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

- Vì ai cũng muốn giữ ôn hòa, không ai muốn làm phật ý nhau nên người Trung Quốc thường tìm đến hệ thống kiểm soát tập trung [chính quyền/ nhà nước] để giải quyết xung đột. Vì sống với hệ thống quyền lực tập trung và ngại giải quyết vấn đề trực tiếp với nhau nên người Trung Quốc phải sống trong một xã hội đầy những cản trở tâm lý vô hình.

- Còn Hellas/ Greece cổ đại thì ngược lại. Địa lý Hellas/ Greece và đa phần châu Âu thì có rất nhiều núi đồi chia rẽ các vùng miền, làm cho các vùng miền cô lập. Vì vậy nên mỗi bộ tộc có sự riêng tư cao hơn. Địa lý của họ cho phép họ làm nghề săn bắn, bắt cá, thương mại mà ít khi nào phải dụng chạm với các bộ tộc/ nền văn hóa khác. Vì vậy nên họ không cần hoặc ít cần phải giữ ôn hòa với nhau để làm việc.

Địa lý của châu Âu cho phép và khuyến khích những người làm nông nghiệp sáng tạo và khám phá xa hơn phận địa của họ. Rất nhiều trong số những người đó trở thành thương gia hơn là nông dân. Người Hellas/ Greece cổ đại vì đó được làm việc theo ý của họ và có mức độ tự quyết cao hơn người Trung Quốc. Họ không cần phải giữ ôn hòa với nhau mà bất chấp đúng sai. Vì vậy nên họ đã cho ra đời ý tưởng bây giờ chúng ta gọi là “dân chủ”. Hellas/ Greece cổ đại tuy là một vùng đất nhỏ nhưng đã cho ra đời rất nhiều bộ tộc với các nền văn hóa khác nhau như: Spartan, Athens, Thebes, Thessaly và các nền văn hóa này ít khi nào phải nhượng bộ nhau trong các vụ tranh chấp địa lý hoặc chính trị.

Còn người Trung Quốc thì ngược lại, họ làm gì cũng phải giáp mặt nhau và không thể nào phát triển nếu không có sự ôn hòa. Đó là lý do tại sao người phương Tây khi tranh luận thì luôn có sự đối lập và có sự đúng sai, ít khi nào kết thúc bằng lý luận trung lập.

Còn người Đông Á [Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam...] thì ngược lại. Vì bị ảnh hưởng bởi triết lý Khổng Giáo, họ luôn phải giữ ôn hòa cho nhau, vì đó là đỉnh cao của xã hội họ. Nên khi tranh luận, họ ít khi nào dám giáp mặt và tranh luận đúng sai. Vì họ muốn giữ sự ôn hòa hơn là tranh luận. Họ thích sự lập lờ trong lập trường của mình hơn là bảo vệ nó.

Đó là sự khác biệt giữa triết lý tranh luận phương Tây và Á Đông.

Tuesday, September 12, 2017

TRÁI TIM DANKO – DANKO’S BURNING HEART

 Xưa kia, có một tộc người sống ở khu vực nọ, xung quanh lều trại của họ ba bên là rừng rậm, chỉ có một mặt là thảo nguyên. Họ là những con người khỏe mạnh và dũng cảm. Rồi một ngày kia, có những bộ lạc hùng mạnh từ nơi khác đến xua đuổi những con người đã ở đây từ bao đời vào tít rừng sâu.

Rừng sâu, nơi có những đầm lầy hôi thối, nơi mà cây cối dày đặc với gốc rễ chằng chịt và ánh mặt trời phải khó khăn lắm mới xuyên qua được lớp cành lá phủ bên trên. Rừng sâu, thế giới đầm lầy và bóng tối! Đám người khốn khổ kia phải đương đầu với những nỗi kinh hoàng mà thế giới ấy mang lại. Khi ánh mặt trời rọi xuống đầm lầy thì mùi hôi thối bốc lên cùng khí độc đã cướp đi sinh mạng của nhiều người trong số họ. Ban đêm tiếng gió rừng gào thét, bóng tối bao vây, dưới chân không lối đi. Bước đi khó khăn, mệt mỏi và sự chết chóc đã khiến cho những con người khốn khổ phải sầu thảm, tuyệt vọng và chán nản tột cùng. Phụ nữ, đàn bà và con nít thì khóc lóc thảm thương, đàn ông và trai trẻ thì ưu tư, chán nản và tuyệt vọng. Đôi khi họ muốn quay lại đối mặt với kẻ thù nhưng nếu làm vậy thì họ sẽ bị giết chết.

Nhưng họ không được quyền chết vì họ mang nhiệm vụ lớn lao với những lời di chúc thiêng liêng của tổ tiên. Hoàn cảnh của họ ngày càng bi đát; tiếng khóc lóc, cái chết dần mòn đang rình rập họ, và họ ngồi đó và chẳng biết làm gì... Rồi những suy nghĩ hèn nhát đã xuất hiện: họ sẽ quay lại và trao tự do cao quý vào tay kẻ thù, nghĩa là họ chấp nhận cuộc đời nô lệ còn hơn phải chết.

Nhưng lúc đó, Danko xuất hiện. Danko là một chàng trai trẻ đẹp, một người trong số họ. Chàng đứng lên và nói với đám người của mình:
- Lo nghĩ làm chi cho hao tâm tổn sức, suy nghĩ sẽ không giúp hất bỏ tảng đá trên đường. Hãy đứng lên và bước đi, xuyên qua rừng già chúng ta sẽ đến một nơi tốt hơn. Rừng sâu cũng có chỗ kết thúc. MỌI THỨ TRÊN ĐỜI ĐỀU CÓ CHỖ KẾT THÚC! ĐI ĐI! TIẾN LÊN!

Nhìn ánh mắt ngời sáng đầy nhiệt huyết của Danko, mọi người đồng thanh:
- Anh hãy dẫn chúng tôi đi!

Danko dẫn đoàn người đi, họ đi, đi và mỗi ngày họ càng đối mặt với khó khăn hơn vì cây cối ngày càng rậm rạp, đầm lầy ngày càng nhiều, bóng tối ngày càng dày đặc, họ mệt mỏi, thất vọng và phẫn uất.

Một ngày kia, không chịu nỗi thử thách, đoàn người đã buộc tội Danko:
- Mi đã dẫn chúng ta vào chỗ chết! Mi phải chết!

Danko nhìn đoàn người bao lấy chàng, họ muốn xé nát chàng ra, mắt họ trở nên như mắt sói. Danko bỗng nỗi cơn phẫn nộ nhưng tình yêu thương đã dập tắt ngọn lửa uất hận. Chàng yêu thương họ, họ là máu thịt của chàng và họ đang tuyệt vọng. Chàng muốn giúp họ thoát khỏi khốn cảnh này. Tình yêu thương trong chàng ngày càng mãnh liệt, nó rực sáng lên qua ánh mắt của chàng. Bỗng chàng đưa tay lên xé toang lồng ngực mình, dứt trái tim ra và giơ cao trên đầu.

Trái tim cháy rực rỡ như mặt trời, ánh lửa của nó phá tan mọi đe dọa của thiên nhiên, phá tan mọi trắc ẩn của lòng người. Chàng nói lớn:
- Đi thôi!

Cả đoàn người lại mạnh mẽ bước theo Danko. Họ bước theo ánh lửa soi sáng từ trái tim chàng; mọi khó khăn, mọi thử thách cứ thế lùi dần, lùi dần…Rồi thảo nguyên hiện ra trước mắt mọi người, nơi chan hòa ánh sáng và tươi xanh màu cỏ, một cuộc sống tốt đẹp đang chờ họ.

Danko nhìn thảo nguyên trước mặt rồi quay nhìn đoàn người đang hớn hở, chàng nở một nụ cười rạng rỡ rồi ngã xuống.

Trái tim Danko vẫn bừng cháy một khoảng thời gian rồi từ từ tắt dần. Tuy nhiên, nó không tắt hẳn mà vẫn còn những tia sáng phát ra. Một người trong đám đông lo lắng những điều không hay xảy ra nên đã dẫm lên trái tim cho nó tắt hẳn.



Tác giả: Maxim Gorky.








Tuesday, September 5, 2017

SỰ KHINH THƯỜNG ĐẦU ĐỘC MỐI QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO?

SỰ KHINH THƯỜNG ĐẦU ĐỘC MỐI QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO?

John Gottman, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về hôn nhân và các mối quan hệ, đã thực hiện nghiên cứu mở rộng để giải thích lý do quyết định thành công hay thất bại của các cuộc hôn nhân và mối quan hệ.

Ông mô tả 4 nhân tố chính đặc biệt gây hại cho các mối quan hệ:
i. Chỉ trích
ii. Phòng vệ
iii. Cản trở
iv. Khinh thường.

Yếu tố tai hại nhất chính là sự KHINH THƯỜNG.

Gần như chúng ta luôn có thể dự đoán được kết cục của một cặp hôn phối/ bạn đời dựa trên yếu tố này, trừ phi họ nỗ lực thay đổi. Khinh thường là một thói quen xấu và là cách lười biếng để bày tỏ sự lo ngại hoặc thất vọng về các hành vi. Nó cũng thể hiện sự tự cao tự đại và cho rằng mọi vấn đề đều do đối phương còn bạn thì hoàn toàn trong sạch, không có lỗi, chín chắn và tốt đẹp hơn. Thay vì xử lý các hành vi và ảnh hưởng của nó, bạn xem đối phương là người kém cỏi, vô dụng, đáng thất vọng. Điều này hủy hoại mối quan hệ, hơn thế nữa nó còn đầu độc chính bạn. Nó ăn mòn bạn từ bên trong.

SỰ KHINH THƯỜNG LÀ GÌ VÀ NÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Trang Free Online Dictionary định nghĩa “khinh thường” là cảm giác hoặc thái độ xem ai đó hoặc điều gì đó là thấp kém, đê hèn hoặc vô dụng.

Một số từ điển khác bổ sung thêm sự mỉa mai, thể hiện rõ sự chán ghét và không tôn trọng. Nó có thể được biểu hiện qua những lời chế nhạo, mắng chửi, nhạo báng, xúc phạm…

Nó cũng có thể liên quan đến việc so sánh đối phương với người mà bạn nghĩ là “tốt hơn”.

Dưới đây là một số thí dụ. Tôi thường nghe các cặp đôi nói với nhau những câu dưới đây [bằng nhiều biến thể khác nhau]:

- Anh chưa bao giờ là người bạn đời/ hôn phối/ cha/ người yêu/ bạn trai tốt.
- Anh không phải là đàn ông.
- Tôi hối hận vì đã cưới/ kết hôn với cô, nếu tôi biết cô là người như vậy, tôi sẽ không bao giờ kết hôn với cô.
- Cô không hề biết làm tôi cảm thấy vui vẻ.
- Cuộc hôn nhân của chúng ta thật vô nghĩa. Anh chưa bao giờ làm tôi hạnh phúc.
- Đàn ông/ phụ nữ các người đều là…
- Anh/ cô là đồ…
- Anh làm tôi thấy ghê tởm.
- Giá mà anh bằng một phần của X, Y, Z…
- Cô thật thảm hại.
- Tôi đã lãng phí gần như cả cuộc đời khi ở bên cạnh anh.
- Biết ngay mà, lúc nào cô ta chẳng làm như vậy.
- Anh giống cha anh như đúc.

Nói với người khác về người bạn đời/ hôn phối của mình:
- Anh ta/ cô ta kém cỏi đến nỗi tôi không biết anh ta/ cô ta có biết đun nước không nữa.

BẠN PHẢI LÀM GÌ NẾU THẤY MÌNH CÓ XU HƯỚNG KHINH THƯỜNG ĐỐI PHƯƠNG?

1. HỌC CÁCH BÀY TỎ SỰ THẤT VỌNG BẰNG HÀNH ĐỘNG HOẶC LỜI NÓI TÍCH CỰC HƠN

Tất cả chúng ta đều có lúc không vừa ý/ thỏa mãn về đối phương, nhưng đó thường là một hành vi kích động và nó thể hiện một nhu cầu chưa được đáp ứng, một nỗi sợ hay một cảm giác yếu đuối bên trong ta. Cách nói không phù hợp:

- Anh đúng là một người bạn đời/ hôn phối tồi tệ, mà có khi anh cũng chẳng phải là người bạn đời đúng nghĩa/ một người đàn ông chân chính. Giữa chúng ta không có quan hệ kiểu hôn phối. Mọi thứ là giả dối hết. Anh chỉ dán mắt vào TV trong khi tôi phải làm hết mọi việc.

Một cách xử lý chín chắn hơn là nói với bạn đời rằng có một điều gì đó họ làm đã ảnh hưởng tiêu cực đến bạn, dù cho họ không cố ý, và bạn muốn tìm ra cách để xử lý êm xuôi.

- Chuyện tối qua khiến em phiền muộn, buồn bã dù em biết anh không hề cố ý làm việc đó. Em muốn chúng ta tìm hiểu lý do tại sao và xem xem có cách giải quyết nào tốt cho cả hai không. Bây giờ mình nói chuyện được không?

Nếu chưa nói chuyện được, hãy hẹn đối phương một thời điểm nào đó trong tuần. Còn nếu đây là thời điểm tốt, hãy từ từ nói ra vấn đề, rồi im lặng lắng nghe ý kiến của họ.

2. HÃY NHỚ LẠI VÀ PHÂN TÍCH NHỮNG GÌ BẠN TỰ NHỦ VỀ HÀNH VI KHÔNG TỐT CỦA BẠN ĐỜI/ NGƯỜI HÔN PHỐI VÀ XÉT XEM CÓ KHUYNH HƯỚNG NÀO HAY KHÔNG.

Khi ta trải qua cảm giác đau đớn, tức giận, thất vọng dữ dội hay lặp đi lặp lại, nguyên nhân có thể là do đối phương đã nói hoặc làm điều gì đó nhiều lần. Tuy nhiên, thật ra phần lớn những cảm xúc tiêu cực đều bắt nguồn từ bản thân ta, từ quá khứ và cách ta nghĩ về họ cùng những hành vi của họ. Điều này không có nghĩa là đối phương không có trách nhiệm trong việc tìm kiếm một cách xử lý mà đôi bên cùng thắng. Song khi thảo luận với họ, hãy chú ý là chỉ tập trung vào hành vi hoặc lời nói làm bạn thấy khó chịu (hay những điểm bạn mong muốn họ cải thiện) và cách nó ảnh hưởng đến bạn. Điều này hoàn toàn khác biệt so với việc thể hiện rằng đối phương là một kẻ vô dụng.

3. TÌM KIẾM NHỮNG ĐIỀU TÍCH CỰC TỪ BẠN ĐỜI/ NGƯỜI HÔN PHỐI NHỮNG ĐIỀU TÍCH CỰC TỪ NGƯỜI HÔN PHỐI/ BẠN ĐỜI/ NGƯỜI THÂN, TỪ GIA ĐÌNH, TRONG CHÍNH BẢN THÂN VÀ CUỘC SỐNG CỦA BẠN

Mặc dù việc bày tỏ sự thất vọng, đau đớn, lo lắng là rất quan trọng, song việc công nhận những hành vi và lời nói tốt đẹp của đối phương cũng quan trọng không kém. Khi bắt gặp những lần họ tự giác giúp bạn, hoặc nỗ lực làm điều gì đó, hãy thừa nhận sự tiến bộ và công sức của họ. Hãy tìm kiếm các cử chỉ này ít nhất hai lần mỗi tuần (hoặc hơn) và thể hiện sự cảm kích:

- Em rất vui vì anh đã làm việc chăm chỉ để chúng ta có cuộc sống đầy đủ.

- Em rất biết ơn khi anh đã vô cùng kiên nhẫn với những câu hỏi không dứt của bé Sammy.

- Anh rất ngưỡng mộ cách em trả lời lại người đó.

- Anh rất cảm kích khi em luôn gọi điện hỏi thăm mẹ anh mỗi lần một tuần.

-Em rất vui vì anh mua cho em món bánh mà em thích nhất. Nó làm em cảm thấy anh rất chu đáo và em đã mỉm cười khi nhìn thấy nó – không chỉ vì em thích ăn bánh – mà còn vì tấm lòng của anh.

-Em rất cảm kích vì anh luôn lạc quan về mọi điều trong cuộc sống.

Khi rơi vào bẫy khinh thường, bạn sẽ không còn nhìn thấy những điều tích cực.

Lúc này, bạn chỉ tập trung vào những thứ tiêu cực, chờ xem lần tiếp theo đối phương khiến bạn thất vọng là khi nào. Thái độ này biến những gì bạn nghĩ thành lời tiên tri tự ứng nghiệm.

Tôi thường nói với những cặp đôi rằng hãy cầm rác bằng một tay – những gì cần sửa chữa hay tái chế. Còn tay kia hãy cầm những gì tốt đẹp phục vụ cho cuộc hôn nhân hay mối quan hệ của họ. Không thứ nào triệt tiêu được thứ còn lại. Cả hai đều tồn tại song song.

Bạn cần chú ý đến những điều tích cực và học cách bày tỏ những điều tiêu cực như một người trưởng thành.

Chỉ trích, đổ lỗi, hạ nhục, công kích, khinh thường cũng giống như việc rên rỉ, thương hại hay cáu giận.

Bạn tuyệt vời hơn thế nhiều.

Sự khinh thường đầu độc chính bạn và mối quan hệ của bạn. Nó gây hại cho cả bạn lẫn người bạn đời. Nó còn khiến bạn luôn thấp thỏm lo sợ bị tổn thương thay vì tự tin vui sống.

Tác giả: Dawn Lipthrott.