Tác giả: Dietrich Bonhoeffer.
Sự ngu tối/ vô minh là một kẻ thù còn nguy hiểm hơn cả sự tàn ác. Bạn có thể chống lại cái ác, có thể vạch trần nó, cuối cùng có thể nhờ sức mạnh diệt trừ nó; cái ác luôn mang trong mình mầm mống tự phân huỷ, ít nhất sau đó cũng để lại trong tâm trí của kẻ tạo ra nó cảm giác bất an.
Chống lại sự ngu tối/ vô minh, chúng ta bất lực.
Trong tiến trình/ quá trình này, chúng ta chẳng đạt được gì bằng sự chống đối, cũng như bằng sức mạnh; lý lẽ cũng chẳng giúp được; đơn giản là người ta không tin những sự thật trái với nhận định riêng/ thiên kiến/ định kiến của mình. Trong các trường hợp như thế, kẻ ngu tối/ vô minh thậm chí trở thành người chống lại, chửi bới, thù hận, còn nếu khi đối diện với các sự thật không thể bác bỏ, thì người ta đơn giản gạt bỏ sự thật này như sự ngẫu nhiên chẳng có giá trị gì.
Đồng thời kẻ ngu tối/ vô minh, khác với kẻ ác, tuyệt đối thỏa mãn với bản thân mình và thậm chí trở nên nguy hiểm, nếu trong cơn giận dữ, thù hận mà người đó rất dễ rơi vào. Và họ chuyển sang tấn công. Đây là lý do cho việc tiếp cận kẻ ngu tối/ vô minh phải thận trọng hơn khi tiếp cận kẻ ác. Và bất luận trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không nên cố thuyết phục kẻ ngu tối/ vô minh bằng những lập luận hợp lý/ logic, việc này vô vọng và đôi khi rất nguy hiểm.
Chúng ta có thể thắng được sự ngu tối/ vô minh hay không?
Để làm được việc này cần phải cố gắng hiểu được bản chất của nó.
Để làm được việc này cần phải cố gắng hiểu được bản chất của nó.
SỰ NGU TỐI/ VÔ MINH KHÔNG CHỈ LÀ KHIẾM KHUYẾT VỀ TRÍ TUỆ MÀ CÒN LÀ SỰ KHIẾM KHUYẾT VỀ NHÂN TÍNH.
Có những người nhanh trí, có IQ cao thế nhưng vẫn ngu tối/ vô minh, nhưng có những người chậm hiểu, có thể gọi họ là gì cũng được, chỉ có điều đừng gọi họ là ngu tối/ vô minh. Trong những trường hợp nhất định, chúng ta có thể sẽ kinh ngạc với phát hiện này. Đồng thời bạn không chỉ có ấn tượng rằng sự ngu tối/ vô minh là khiếm khuyết bẩm sinh, mà còn đi đến kết luận rằng, trong những hoàn cảnh xã hội, tình huống nhất định, có những kẻ tự biến mình ngu tối/ vô minh hoặc tự trao mình cho kẻ khác làm cho mình ngu tối/ vô minh đi.
Thêm vào đó, chúng ta thấy, những người khép kín và đơn độc ít chịu khiếm khuyết này hơn những người hay nhóm người quảng giao [hay không tránh được nó]. Vì thế, sự ngu tối/ vô minh nói đúng ra là vấn đề mang tính xã hội, chính trị, lịch sử, và phong tục truyền thống hơn là mang tính tâm lý.
Khi xem xét cẩn thận và toàn diện thì hoá ra là: BẤT CỨ MỘT SỰ TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH NÀO CỦA NHỮNG QUYỀN LỰC BÊN NGOÀI, DÙ LÀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ HAY TÔN GIÁO, ĐỀU LÀM HƯ HỎNG MỘT BỘ PHẬN ĐÁNG KỂ MỌI NGƯỜI BẰNG SỰ NGU TỐI/ VÔ MINH.
Có cảm giác và ấn tượng rằng, điều này hiển nhiên là một quy luật mang tính xã hội và tâm lý.
Quyền lực của một số người, một nhóm người này cần đến sự ngu tối/ vô minh của những nhóm, bộ phận người khác.
Tiến trình/ quá trình này không nằm ở sự suy bại bất thường hay bị mất đi những phẩm chất tự tại nào đó, có thể nói là thuộc về trí lực, của con người, mà ở chỗ, một cá nhân/ một con người bị đàn áp, ép buộc, cưỡng bức bởi cảnh tượng, tình huống quyền lực bủa vây trùng điệp tứ phía sẽ dẫn đến sự mất đi tính độc lập nội tại [ít nhiều theo một cách vô thức].
Sự ngu tối/ vô minh thường kèm theo tính ngoan cố.
Khi tiếp xúc với một người như thế, thật sự bạn sẽ cảm thấy như mình đang nói không phải với chính bản thân anh ta, cũng chẳng phải với nhân cách của anh ta, mà với một kẻ làm nô lệ/ zombie – xác sống, dead walking – những xác chết biết đi – cho những khẩu hiệu tuyên truyền dối trá, mị dân, giáo điều và những lời hiệu triệu. Giờ đây, khi đã bị biến thành thứ công cụ đớn hèn, không còn tư duy độc lập, tư duy phản biện, kẻ ngu tối/ vô minh có thể thực hiện bất kể điều tàn ác nào và đồng thời cũng không có năng lực nhận thức đó là sự tàn ác.
Sự nguy hiểm của việc lạm dụng con người một cách quỷ quyệt, thâm hiểm, tàn độc có thể vĩnh viễn hủy hoại nạn nhân đáng thương đó.
No comments:
Post a Comment