Tuesday, November 25, 2014

HOW DO FOREIGNERS THINK ABOUT VIETNAMESE??? NGƯỜI NGOẠI QUỐC NGHĨ GÌ VỀ NGƯỜI VIỆT NAM???

Tác giả: Nguyễn Võ Minh Tâm.



Cách đây khoảng gần chục năm, trong một cuộc nói chuyện bạn bè thân, tôi đã hỏi một người Anh Quốc [English] một câu và yêu cầu trả lời trung thực:

- Nếu phải lột tả người Việt Nam trong một hay hai từ, mày sẽ nói thế nào? Không được rắc compliments [lời khen]!

Biết ý tôi, không ngần ngại, anh bạn nói luôn:

- Câu hỏi này người ngoại quốc [foreigners] chúng tao ở Việt Nam luôn thảo luận với nhau khi không có người Việt Nam. Và đều nhất trí có câu trả lời giống nhau nhưng không bao giờ dám nói ra với người Việt Nam. Mày là người Việt Nam đầu tiên hỏi tao câu này không với ý định muốn nghe một lời khen, nên tao sẽ nói thật, đó là:

- Greedy Vietnamese!

Vâng, đó là:

-Người Việt tham lam!’

Dù đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất với đầu óc, tư duy cởi mở nhất, tôi đã choáng váng và cứng họng một lúc không nói được gì. Mãi sau, tôi mới thốt lên đau đớn vì biết bạn mình không nói dối:

- Greedy? Why?

- Tham lam? Tại sao?

Bạn tôi cười:

- Thì người Việt chúng mày, trừ mày ra [nó thương hại tôi!], luôn luôn cái gì cũng muốn được, không nhường cái gì cho ai bao giờ: Hợp đồng thì điều khoản ngon nhất, giá phải rẻ nhất, hàng phải tốt nhất, giao hàng phải nhanh nhất, bảo hành phải vô thời hạn, thanh toán thì chậm nhất, và … hoa hồng thì phải khủng khiếp nhất!

Tôi chết đứng. Tôi biết nó nói đúng hoàn toàn. Nó làm thương mại với người Việt Nam và ở Việt Nam gần hai chục năm rồi. Nó [và đa số người ngoại quốc cũng vậy] nhìn người Việt qua những gì nó thấy ở những công chức, viên chức nhà nước [quan liêu] hàng ngày làm việc [đàm phán thương mại] với nó!

Tôi đã từng đàm phán với nó cách đây hơn hai chục năm và với rất nhiều người ngoại quốc khác, chưa bao giờ biết đòi hỏi ai một cent [xu] nào từ vô số hợp đồng ngoại thương tôi đã đàm phán và ký kết. Nhưng tôi biết tôi là ngoại lệ nên tôi biết mình có quyền và có thể nhìn vào mắt mà hỏi nó [bạn tôi] hay bất kỳ ai [thương gia ngoại quốc] đã làm việc với tôi, câu hỏi đó mà không sợ bị nó/ họ cười khinh cho.

- Vậy, tính từ thứ hai “bọn mày” [tôi đã từng cùng nó có dịp uống beer trong các câu lạc bộ doanh nhân người Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Vương Quốc Anh/ U.K, America/ USA, Hàn Quốc, Pháp Quốc…do các Amcham, Eurocham… tổ chức) miêu tả người Việt Nam là gì?

- Tôi dũng cảm tiếp tục, hy vọng lần này sẽ được nghe lời dễ chịu hơn.

Câu trả lời là:

- Tricky! Tricky Vietnamese!

– Gian! Người Việt hay gian!

Tôi hét lên:

- Không thể nào! Mày không đang trêu tức tao đấy chứ?!

Bạn tôi trả lời:

- Mày muốn tao trung thực mà?

- Vậy tại sao lại là gian? Tôi cố gắng chịu đựng.

- Vì chúng mày không bao giờ nói thật, nói thẳng, và có nói rồi cũng tìm cách thay đổi nếu có lợi hơn. Chúng mày luôn nghĩ rằng mình khôn hơn người và luôn luôn xoay sở để hơn người khác…

Tôi ngồi im lặng, điếng người, muốn khóc, và cố uống tiếp vại bia tự nhiên đắng ngắt. Từ đó tôi ghét uống bia. Nó nhắc tôi buổi tâm sự với phát hiện kinh hoàng trên.

Từ đó trong tôi tắt ngấm mở miệng tự hào…là người Việt Nam!

Friday, November 14, 2014

THE VOICE OF HAPPINESS – GIỌNG NÓI CỦA HẠNH PHÚC


Sau khi thiền sư Bankei [Bàn Khuê] qua đời, một người mù sống gần thiền viện của thiền sư nói với một người bạn:

- Bởi vì tôi mù, tôi không thể quan sát sắc mặt người ta nên tôi phải xét tư cách của họ qua giọng nói. Thường thì khi tôi nghe một người chúc mừng người khác về chuyện vui hay thành công nào đó, tôi cũng nghe một âm bí mật của ganh tị. Khi chia buồn với người khác về mất mát của họ, tôi cũng nghe thích thú và thỏa mãn, cứ như là người chia buồn thật sự vui vì có cái gì đó để lại cho họ hưởng trong thế giới riêng của họ.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì giọng nói của thiền sư Bankei [Bàn Khuê] luôn luôn thành thật. Khi thiền sư bày tỏ hạnh phúc, tôi chẳng nghe gì khác ngoài hạnh phúc, và khi thiền sư bày tỏ buồn rầu, tôi chẳng nghe gì khác ngoài buồn rầu.

Bình:

• Bankei Yōtaku (Eitaku), Bàn Khuê Vĩnh Trác, (1622 – 1693), cũng được gọi là Bàn Khuê Quốc sư (Bankei Kokushi), là một Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế. Sư là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản với tư cách là người đã phổ biến Thiền học đến lớp quần chúng.

• Ganh tị là một trong những thói xấu mạnh nhất của con người. Ganh tị làm chúng ta thiếu thành thật khi khen, khi chia vui, khi chia buồn.

• Không phải chỉ có người mù mới nghe được sự thành thật hay giả dối trong giọng nói của người khác. Ai trong chúng ta cũng có khả năng này, chỉ cao thấp khác nhau mà thôi. Người rành ngôn ngữ của thân thể thì còn biết thật giả giỏi hơn. Cho nên người hời hợt hoặc dối trá trong đối thoại rất ít khi giấu được ai.

Vì vậy, quy luật truyền thông có hiệu quả là: Thành thật - Honesty.

• Nếu một người bạn cho xem một bài văn rối ren đọc không hiểu gì, nhưng ít ra cũng là cố gắng lớn của bạn, thì đừng khen “Bài này hay quá.” Thay vì vậy thì khen thật tình: “Chị bận thế mà cố gắng bỏ công sức viết bài này thật là quý.” Hoặc là, “Em cần đọc lại vài lần nữa để hiểu hết ý bài viết của chị.”

Khen dối, người bị hại đầu tiên là mình. Nói dối làm mình coi thường chính nhân cách của mình. Sau đó là hại bạn, vì nó cho bạn ăn bánh vẽ.

• Khi lời nói dịu dàng thân thiện của mình bên ngoài và tư tưởng của mình bên trong là một – đó là Thiền.

Và đó là “Giọng nói của hạnh phúc”.

Trần Đình Hoành dịch và bình.

Sunday, November 9, 2014

DENIS DIDEROT'S QUOTES

Ở bất cứ đất nước nào mà tài năng và đức hạnh không có sự tiến bộ, tiền bạc sẽ là thần thánh.

Người dân hoặc có tiền hoặc khiến người khác tin rằng mình có tiền.

Sự giàu sang sẽ là đức hạnh cao quý nhất, nghèo khó là sự xấu xa thấp hèn nhất.

Người có tiền sẽ thể hiện điều đó theo mọi cách có thể. Nếu sự phô trương đó không vượt qua tài sản của họ, mọi thứ vẫn ổn. Nhưng nếu sự phô trương đó vượt qua tài sản của họ, họ sẽ hủy diệt chính mình.

Trong đất nước ấy, những cơ đồ lớn nhất sẽ biết mất trong nháy mắt.

Người không có tiền sẽ tự hủy diệt mình trong nỗ lực tuyệt vọng để che dấu sự nghèo khó.

Đó cũng là một sự sung túc: dấu hiệu giàu sang bên ngoài cho số ít, mặt nạ che sự nghèo khó cho số đông, và nguồn tha hóa cho TẤT CẢ.

In any country where talent and virtue produce no advancement, money will be the national god.

Its inhabitants will either have to possess money or make others believe that they do.

Wealth will be the highest virtue, poverty the greatest vice.

Those who have money will display it in every imaginable way. If their ostentation does not exceed their fortune, all will be well. But if their ostentation does exceed their fortune they will ruin themselves.

In such a country, the greatest fortunes will vanish in the twinkling of an eye.

Those who don't have money will ruin themselves with vain efforts to conceal their poverty.

That is one kind of affluence: the outward sign of wealth for a small number, the mask of poverty for the majority, and a source of corruption for all.

ZEN MASTER THICH NHAT HANH'S QUOTES


You must love in such a way that the person you love feels free.

Sư Ông - Thiền Sư - Zen Master Thích Nhất Hạnh.

HÃY CẨN THẬN VỚI ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU VỀ NGƯỜI KHÁC

CHƯƠNG 5:  QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ
 
Hãy Cẩn Thận Với Ấn Tượng Ban Đầu Về Người Khác

Trong khi Đức Phật bác bỏ các tiêu chuẩn dựa trên quan niệm cổ hủ để chọn lựa người giao tiếp, Ngài cũng không tán đồng sự lựa chọn dựa trên những ấn tượng ban đầu và tình cảm ban sơ. Thí dụ, một số người có thể rất khéo léo trong việc tỏ ra họ là người hoàn toàn thích hợp cho một mối liên hệ hoàn hảo. Nhưng chúng ta cần kiềm chế việc vội vàng kết luận rằng sự tự phác họa đó của họ là phản ánh chân thực về bản chất thực sự của họ.

Đức Phật đã nói hai câu kệ sau đây để tóm tắt nhận định này:

 Không thể biết rõ tha nhân bằng vẻ bề ngoài của họ,

 Mà cũng khó tin tưởng họ sau ấn tượng ban đầu.

 Đúng vậy, kẻ vô đạo đức có thể rong chơi khắp nơi 

 Trong bộ áo của người đạo đức.

 Có người điểm trang thói xấu của mình

 Bằng hành động thanh cao giả dối

 Giống như đôi bông tai bằng đồng, bằng đất

 Được tô vàng sáng chói.[7]

Thêm nữa, vẻ bề ngoài của ai đó cũng không phải là một tiêu chuẩn đáng tin cậy để dựng nên một chân dung thực sự của họ. Để nói đến vẻ bề ngoài, Đức Phật dùng thuật ngữ vannarupa, có cả hai nghĩa là “vẻ bề ngoài”, và “hành vi”. Kể cả vẻ bề ngoài đứng đắn và hành động có văn hóa cũng không đủ để đánh giá một con người. 

Ngoài ra, sự quen biết ngắn ngủi cũng không thể giúp ta hiểu biết rõ ràng về ai đó. Đức Phật dùng thuật ngữ ittaradassana, có nghĩa đen là “thấy ít”, để ám chỉ một cuộc tiếp xúc, gặp gỡ ngắn ngủi. Thật vậy, một cuộc tiếp xúc ngắn ngủi không thể phản ánh hành vi, tư duy thực sự của một người, vì trong một thời gian ngắn, người ta có thể che dấu bản chất thực sự của họ một cách khéo léo.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng lời khuyên này không có nghĩa rằng những người dễ thương, lịch sự lúc mới quen biết rất đáng nghi ngờ –vì những người bản tính hòa nhã có thể ngay lập tức biểu lộ bản chất của mình như thế.

 [7]Tương Ưng Bộ Kinh I: Kosala Samyutta: Kinh Sattajatila 173 - 174.

THE BUDDHA'S TEACHINGS – LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT




  • Tên sách: LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT.
  • Tác giả: Tỳ kheo tiến sĩ Basnagoda Rahula.
  • Dịch giả: Diệu Liên Lý Thu Linh - Diệu Ngộ Mỹ Thanh.
  • Ngôn ngữ: Việt Nam.
  • Số trang: 328
  • Nhà xuất bản: NXB Tôn Giáo.
  • Năm xuất bản: 2010.
  • Phân loại: Giảng Luận.
  • MCB : 12010000009501
  • OPAC:
  • Tóm tắt:
Lời Giới Thiệu

Tôi phải thú nhận rằng đường như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại biết lời giới thiệu cho một quyển sách về triết học Phật Giáo, giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm virus làm lây nhiễm chúng sinh bình thường mạnh khỏe - và thường là có tri thức.

Chỉ có triết học Phật Giáo, giáo lý Phật Giáo dường như cách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nửa thế kỷ ở Sri Lanka, tôi dã thấy triết học Phật Giáo, giáo lý của Đức Phật được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những người bảo thủ đều cho rằng niềm tin và thái độ của mình đều từ một nguồn gốc mà ra. Rõ ràng là người ta đã khá dễ dãi với các lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.

Đó là lý do khiến tôi rất hoan nghênh sự ra đời của quyển sách này, do Tỳ kheo Tiến sĩ Basnagoda Rahula viết, nhằm mục đích khám phá trở lại những nguyên tắc và giá trị của triết học Phật Giáo, giáo lý Phật Giáo đã bị nhiều thế kỷ của văn hóa và lịch sử che mờ.

Nhiêu năm trước đây, tôi vinh dự được quen biết với Tiến sĩ Walpola Rahula quá cố, một trong những người thật sự uyên bác, uyên thâm mà tôi đã được gặp. Ngài đã tranh đấu cam go và dài lâu để loại bỏ các nghi lễ không cần thiết và những hoang đường trong Phật Giáo. Tôi hy vọng rằng Tỳ kheo Rahula đương thời sẽ tiếp tục nhiệm vụ cao quý đó, vì vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

ARTHUR C. CLARKE
Đại học Cộng Đồng King, London, England.

THE BUDDHA'S TEACHINGS – LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT



LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT

Về Sự Thành Tựu Trong Gia Đình, Nơi Công Sở, Ngoài Xã Hội

Tác giả:  Tỳ kheo tiến sĩ Basnagoda Rahula.

Chuyển ngữ sang tiếng Việt: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh.

CHƯƠNG 5:  QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ

Không phải vẻ bề ngoài hay một ấn tượng tốt đẹp thoáng qua, thể hiện hình ảnh thực sự của một con người.[1]

(Tăng Chi Bộ Kinh)

Sự chọn lựa kỹ càng người để chúng ta giao tiếp thân mật, gần gũi là điều cực kỳ quan trọng trong triết học Phật giáo, giáo lý của Đức Phật đối với người cư sĩ. Thật ra, Ngài đã có lần khuyên các đệ tử của mình hãy chọn một cuộc sống độc cư, giống như cuộc sống của một ‘con độc giác cô đơn’, nếu họ không thể tìm được những người thích hợp để làm bạn[2].

Đức Phật đã nhấn mạnh rằng việc khéo chọn lựa các mối liên hệ mật thiết là quan trọng vì nó đóng góp vào việc thiết lập những mối liên hệ thân ái và bền vững. Để chọn người thích hợp, Đức Phật đã đề ra một quy trình bao gồm một số giai đoạn. Các giai đoạn này đã được nhắc đến xuyên suốt trong các kinh tạng. Chúng được tổng hợp ở đây để giúp chúng ta có một sự hiểu biết thấu đáo về lời Đức Phật dạy trong việc chọn lựa bạn hay các mối tương giao như thế nào.

Những lời hướng dẫn này không có ý khuyên ta nên xa lánh những người “không thích hợp”. Đức Phật chẳng bao giờ cho phép đệ tử của Ngài được trách cứ người thô lỗ, khó chịu, hoặc không tương xứng. Trái lại, Đức Phật khuyên họ phải hiểu bản tính của người đó, để thể hiện lòng bi mẫn và để dành cho người đó một cơ hội để sửa đổi. Tuy nhiên, khả năng tương thích là một điều kiện quan trọng trong việc chọn người để kết thâm giao. Triết học Phật giáo, giáo lý của Đức Phật nhằm làm cho nỗ lực này được dễ dàng.

[1] Câu trích từ Samyutta Nikaya I (Tương Ưng Bộ Kinh): Kosala Samyutta: Kinh Sattajatila, 173 -174.

[2] Sutta Nipata (Kinh Tập): Phẩm Uraga: Kinh Khaggavisana.
 


Monday, November 3, 2014

TIẾNG THÉT CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Nhân Tông – 陳仁宗( 7/12/1258 – 16/12/1308) là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Người trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.

Ngài được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2 và lần 3.

Trần Nhân Tông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất của Việt Nam.

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, Ngài xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình. Sau đó, Ngài rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là phái thiền Trúc Lâm hay Trúc Lâm Tam tổ), lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Người là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau Ngài được gọi cung kính là "Phật Hoàng" nhờ những việc này.

Ít lâu sau, Ngài từ Yên Tử trở về, nhìn qua cuốn sổ ghi chép việc vua con phong quan, Người đã cầm cuốn sổ đó vất ra giữa sân. Và thét lên, tiếng thét còn nhói đau cho đến tận bây giờ, dù khoảng 700 năm đã trôi qua:

- Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi(!).

- ĐẤT NƯỚC BÉ BẰNG BÀN TAY, QUAN NHIỀU NHƯ THẾ, DÂN LÀM SAO SỐNG NỖI(!).