Monday, November 3, 2014

TIẾNG THÉT CỦA PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG

Trần Nhân Tông – 陳仁宗( 7/12/1258 – 16/12/1308) là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Người trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.

Ngài được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt lần 2 và lần 3.

Trần Nhân Tông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất của Việt Nam.

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, Ngài xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình. Sau đó, Ngài rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (còn gọi là phái thiền Trúc Lâm hay Trúc Lâm Tam tổ), lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Người là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau Ngài được gọi cung kính là "Phật Hoàng" nhờ những việc này.

Ít lâu sau, Ngài từ Yên Tử trở về, nhìn qua cuốn sổ ghi chép việc vua con phong quan, Người đã cầm cuốn sổ đó vất ra giữa sân. Và thét lên, tiếng thét còn nhói đau cho đến tận bây giờ, dù khoảng 700 năm đã trôi qua:

- Đất nước bé bằng bàn tay, quan nhiều như thế, dân làm sao sống nổi(!).

- ĐẤT NƯỚC BÉ BẰNG BÀN TAY, QUAN NHIỀU NHƯ THẾ, DÂN LÀM SAO SỐNG NỖI(!).

No comments:

Post a Comment