Tuesday, August 15, 2017

DUYÊN KHỞI LÀ CHÂN LÝ SỰ THẬT

Giáo lý Duyên Khởi [paṭiccasamuppāda] là chân lý sự thật, đó là chân lý phổ quát của mọi sự vật hiện tượngHọc thuyết này quy định rằng không có gì là một thực thể tồn tại độc lập, riêng lẻ. Mọi thứ bắt nguồn vào sự phụ thuộc [nhân duyên] vào một số thứ khác.

Nguyên lý ấy là: 

-          Do cái này sinh nên cái kia sinh, do cái này diệt nên cái kia diệt; do cái này không nên cái kia không và do cái này có nên cái kia có.

-          Imasmiṃ sati idaṃ hoti, Imassa-uppāda idaṃ upajjati, Imasmiṃ asiti- idaṃ na hoti-Imassa nirodha idaṃ nirujjhati.[2] 

Và vì nó là chân lý phổ quát, nên dù Đức Phật/ Như Lai có ra đời hay không ra đời thì chân lý ấy cũng vậy. Đức Phật chỉ là người khám phá ra chân lý này và tuyên thuyết lại.

Chính do lời thuyết giảng của Đức Phật/ Như Lai:

-          Và này các tỷ kheo, thế nào là lý Duyên Khởi? Do duyên sanh. Này các tỷ kheo, có già chết khởi lên.

Dù cho Đức Phật/ Như Lai có xuất hiện hay không, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, chứng đạt định lý ấy. Sau khi chứng ngộ, chứng đạt, Ngài tuyên bốtuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệtminh hiểnminh thị.

Đức Phật thuyết:
-          Do duyên sanh, này tỷ kheo nên có già chết. Do duyên hữu, này tỷ kheo, nên có sanh... Do duyên vô minh, này tỷ kheo, nên có các hành. Như vậy này tỷ kheo, ở đây là Như tánh, bất hư vọngtánh, bất dị tánh, y duyên tánh ấy. Này các tỷ kheo, đây gọi là lý Duyên khởi.”[3]

AI THẤY DUYÊN KHỞI LÀ THẤY PHẬT PHÁP

Giáo lý duyên khởi là giáo lý quan trọng và vô cùng thâm sâu trong lời dạy của Đức Phật/ Như lai. Trong Đại kinhDụ Dấu Chân Voi [Mahàhatthipadopama Sutta]Trung Bộ kinhbài kinh số 28, Đức Phật thuyết:

-          Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi.[4] 

Tuy nhiên, lời thuyết giảng này thật là sâu sắc và khó hiểu. Do vì không hiểu, không thâm nhập giáo lý Duyên Khởi mà con người/ chúng sinh rối ren như cỏ munja và lau sậy babaja không thể nào thoát ra khỏi khổ xứ, luân hồi sinh tử.[5] 

Chúng ta lắng nghe cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Tôn Giả [The Honored One] Ananda/  A Nan Đà trong kinh Đại Duyên [Mahānidāna Sutta], Trường Bộ 15, như sau:

- Hy hữu thay, bạch Đức Thế Tôn [The World Honored One]! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôngiáo pháp Duyên Khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.

- Này Ananda, chớ có nói vậy! Này Ananda chớ có nói vậy! Này Ananda, giáo pháp Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà con người/ chúng sinh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sinh tử.[6]

Như một kết quả của sự khám phá vĩ đại mà chỉ có Đức Phật/ Như Lai mới thấy rõ giáo lý Duyên Khởi này, tức là thấy rõ sự sinh khởi và hoại diệt của các pháp là do duyên hay nói cách khác là có nguyên nhân và điều kiện. Theo Phật Tổ Như Lai, mọi sự vật hiện tượng trên thế giới điều nằm trong một quy luật tất yếu đó là định lý duyên khởi [paṭiccasamuppāda]. 

-          Do cái này có nên cái kia có, Do cái này sinh nên cái kia sinh, do cái này diệt nên cái kia diệt. 

Giáo lý này, theo quan điểm của T. W. Rhys Davids, là lần đầu tiên rõ rang trong lịch sử về nguyên tắc quan hệ nhân quả tự nhiên trong mọi hiện tượng.[7]  Nó cho thấy tính chất điều kiện và bản chất phụ thuộc của dòng chảy không bị gián đoạn của các hiện tượng vật lý và tâm linh của sự tồn tại thường được gọi là tự ngã, con người, hoặc động vật, vv.[8] 

Ngài Phật Âm [Buddhaghosa] bình luận về từ samuppāda trong paticcasamuppāda rằng từ này biểu thị sự có mặt của đa số các điều kiện và sự xuất hiện của chúng cùng nhau trong việc mang lại một kết quả:

-          Samuppanna có nghĩa là khi phát sinh, nó nảy sinh với nhau, tức là phối hợp, không đơn lẻ hay không có nguyên nhân.[9] Điều này có nghĩa là khi một trong những liên kết [nidāna] trong công thức xuất hiệntoàn bộ hệ thống của Duyên Khởi [paticcasamuppāda] nảy sinh và bắt đầu chuyển động. Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp ngược lại, khi một trong những liên kết được loại bỏ thì toàn bộ hệ thống sau đó sụp đổ.

[1] Harcharan Singh Sobti, Nibbāna in Early Buddhism, EBL, Delhi, 2011, p. 113.
[2] Indra Narain Singh, Philosophy of Universal Plux in Theravada Buddhism, Vidyavidhu Prakashan, Delhi, 2002, p. 84.
[3] Buddhaghosa & Ñāṇamoli, Visuddhi- Magga, The Path of Purification, Buddhist Publication Society, Columbo, 2010, p. 534. (Thanh Tịnh Đạo, Chương XVII (a), Đất cho Tuệ Sanh - Kết Luận).
[4] Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikhu Bodhi, (trans.), Majhima nikāya, The Middle Length Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, 2009, p. 283.
[5] Indra Narain Singh, Philosophy of Universal Plux in Theravada Buddhism, Vidyavidhu Prakashan, Delhi, 2002p. 84.
[6] Maurice Walshe (trans.), Dīgha nikāya, The Long Discourses of the Buddha, Wisdom publications, Boston, 2012, p. 223. (Trường Bộ 15, Kinh Đại duyên (Mahànidàna sutta).
[7] See T. W. Rhys Davids, Dialogues of the Buddha, Part.II, Motilal Banarsidass, Delhi, 2007, p.42.
[8] Nyanatiloka, Buddhist Dictionary, p.151.

No comments:

Post a Comment