Thursday, August 31, 2017

TỰ NƯƠNG TỰA VÀO CHÍNH MÌNH – TỰ MÌNH LÀ HÒN ĐẢO

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn [Mahāparinibbāna-sutta], Đức Phật dạy:
- Hãy lấy chính mình là hòn đảo [chỗ dựa] cho chính mình, lấy chính mình là nơi nương tựa của chính mình và đừng nương tựa vào người khác.

Chúng ta không thể nào hiểu được toàn bộ nghĩa “lấy bản thân mình” và ý nghĩa của lời khuyên của Đức Phật dành cho Ānanda. Tôn giả A Nan [Đà] vừa là học trò, vừa là thị giả của Đức Phật, đồng thời cũng là em chú bác ruột với Đức Phật. Khi Đức Phật đạt Giác Ngộ vào đêm Rằm tháng 4, lúc Đức Phật 35 tuổi, thì Tôn giả A Nan [Đà] được sinh ra, trừ phi chúng ta đi vào xem xét nguồn gốc và ngữ cảnh lúc những lời này được nói ra:

Đức Phật lúc đó đang ở một ngôi làng tên là Beluva, khoảng ba tháng trước khi Bát Niết Bàn. Lúc đó, do Đức Phật đã 80 tuổi và đang chịu đựng bệnh đau hiểm nghèo, gần như sắp chết [māranantika].

Nhưng Đức Phật nghĩ rằng sẽ không hay nếu Đức Phật Bát Niết Bàn mà không để lại lời khuyên cho những đệ tử gần gũi và thân cận của Người. Vì vậy, với sự can đảm và quyết tâm, Đức Phật chịu đựng đau đớn, cố gắng vượt qua bệnh đau và hồi phục. Nhưng sức khỏe của Đức Phật vẫn còn yếu. Sau khi hồi phục, Đức Phật ngồi dưới bóng cây bên trước chỗ Đức Phật lưu trú.

Ānanda, người hầu cận, thị giả tận tụy nhất của Đức Phật đến bên người thầy đáng kính, ngồi xuống gần Đức Phật và thưa rằng:
- Thưa Đức Thế Tôn! Con đã chăm sóc sức khỏe cho Đức Thế Tôn, con đã chăm sóc Đức Thế Tôn khi Đức Thế Tôn bệnh yếu. Nhưng khi nhìn thấy bệnh đau của Đức Thế Tôn, bầu trời trở nên tối mờ đi trong con, các giác quan của con không còn biết rõ ràng nữa. Còn một chút an ủi là: con nghĩ Đức Thế Tôn sẽ không đi xa trước khi Như Lai để lại một số di huấn cho Tăng Đoàn.

Và rồi, Đức Phật, với tâm bi mẫn, từ ái đã nhẹ nhàng nói với người thị giả đáng yêu và tận tụy của mình:
- Ānanda [A Nan Đà], Tăng Đoàn còn đang trông đợi gì ở Như Lai nữa? Như Lai đã giảng dạy Giáo Pháp [Dhamma – Phật Pháp] mà không hề phân biệt cái gì là công khai hay bí truyền. Về Chân Lý, Như Lai không có gì được gọi là còn trong nắm tay khép chặt của người thầy [ācariya-mutthi]. Chắc chắn, này Ānanda, nếu có bất cứ ai nghĩ rằng người ấy sẽ lãnh đạo Tăng Đoàn và Tăng Đoàn nên phụ thuộc vào người ấy và hãy để người ấy đưa ra chỉ thị. Nhưng Như Lai không có ý nghĩ như vậy.

- Vậy tại sao ta phải để lại di huấn về vấn đề Tăng Đoàn?

Bây giờ ta đã già, này Ānanda, đã tám mươi tuổi rồi. Giống như một chiếc xe đã hư cũ cần phải sửa chữa liên tục mới chạy được, vì vậy, hình như đối với ta, thân thể của Như Lai phải được sửa chữa liên tục mới giữ được.
- Vì thế, Ānanda, hãy lấy chính mình là hòn đảo [chỗ dựa] cho chính mình, lấy chính mình, không phải ai khác, là nơi nương tựa của chính mình; lấy Giáo Pháp [Dhamma] là hòn đảo [chỗ dựa], Giáo Pháp làm nơi nương tựa, không phải cái gì khác làm nơi nương tựa của mình.

Những điều Đức Phật muốn truyền thụ cho Ānanda đã rõ ràng. Ānanda đã rất buồn và trở nên u sầu. Người thị giả nghĩ rằng tất cả họ sẽ trở nên đơn độc, không người giúp đỡ, không nơi nương tựa, không còn ai dẫn dắt sau khi vị Đạo sư qua đời. Nên Đức Phật bèn an ủi, khuyến khích và động viên tôn giả Ānanda. Người nói rằng tất cả họ nên dựa vào chính bản thân mình và dựa vào Giáo Pháp mà Đức Phật đã giảng dạy, chứ không dựa vào ai khác hay bất cứ thứ gì khác. Đây chính là vấn đề của những lời dạy ấy.

Therefore, Ananda, be islands unto yourselves, refuges unto yourselves, seeking no external refuge; with the Dhamma as your island, the Dhamma as your refuge, seeking no other refuge. And how, Ananda, is a bhikkhu an island unto himself, a refuge unto himself, seeking no external refuge; with the Dhamma as his island, the Dhamma as his refuge, seeking no other refuge? When he dwells contemplating the body in the body, earnestly, clearly comprehending, and mindfully, after having overcome desire and sorrow in regard to the world; when he dwells contemplating feelings in feelings, the mind in the mind, and mental objects in mental objects, earnestly, clearly comprehending, and mindfully, after having overcome desire and sorrow in regard to the world, then, truly, he is an island unto himself, a refuge unto himself, seeking no external refuge; having the Dhamma as his island, the Dhamma as his refuge, seeking no other refuge. Those bhikkhus of mine, Ananda, who now or after I am gone, abide as an island unto themselves, as a refuge unto themselves, seeking no other refuge; having the Dhamma as their island and refuge, seeking no other refuge: it is they who will become the highest, if they have the desire to learn.

Mahaparinibbana Sutta 2:33-35.




No comments:

Post a Comment