TƯ DUY VÀ CẢM NHẬN
Khi Carl Jung sắp xếp, phân loại các hoạt động “có lý trí” của ý nghĩ, ông chia chúng thành hai dạng: tư duy [thinking] và cảm nhận [feeling]. Chúng ta thường coi cảm xúc là thiếu chặt chẽ và thiếu rõ ràng, nhưng đối với Jung, đó là một trong những hoạt động có lý trí nghiêm chỉnh của trí óc. Cảm nhận, đối với Jung, là cái giúp ta đánh giá giá trị vốn có của sự vật. Cảm nhận giúp ta nhìn thế giới một cách toàn cục, trọn vẹn, tổng thể [globally], thay vì chia tách, phân tích thành những bộ phận riêng lẻ [analytically]. Nếu tư duy không được cân bằng với cảm nhận thì nó trở thành một thứ định kiến ám ảnh [obsessive] và giáo điều một chiều [one-tracked], không để ý tới ý nghĩa tổng thể của cái mà người ta đang làm. Ngược lại, nếu cảm nhận không được kiềm chế bởi tư duy thì chúng ta có nguy cơ lao vào các sự kiện với một sự hăng hái nhiệt tình và tin tưởng chắc chắn mà không có những kế hoạch đúng đắn hoặc không lường trước được những cạm bẫy có thể có.
Nếu chúng ta coi định lý Godel như một phép ẩn dụ, nó sẽ nói rằng luôn luôn có thể có một cái gì đó nằm bên ngoài sơ đồ tư duy logic của con người, và rằng những mâu thuẫn có thể luồn lách vào bên trong khuôn khổ logic chặt chẽ nhất của con người, bởi vì những vấn đề có giá trị trên giấy tờ không có nghĩa là chúng sẽ hoạt động tốt trên thực tế. Thiếu cảm xúc mang tính người, logic sẽ đẩy chúng ta về phía trước, nhiều khi nó còn chống lại mong muốn của chúng ta. Và khi nó chôn vùi chúng ta, nó sẽ bẻ cong mọi thứ trong gọng kìm của nó.
Lý thuyết lượng tử [Quantum theory] cung cấp cho chúng ta một cách nhìn hoàn toàn khác. Cách nhìn này dựa trên một logic đồng thời thừa nhận cả A lẫn không –A [not A]. Đó là một logic phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể đang xảy ra và tuân thủ nguyên lý bổ sung – nguyên lý cho rằng một cái gì đó là A trong bối cảnh này có thể trở thành không –A trong bối cảnh khác. Thay vì tuân thủ một logic máy móc buộc con người phải tiến từ dòng này quá dòng khác, logic lượng tử lại mời chúng ta đi ngược và đặt câu hỏi: “Trong bối cảnh nào thì cái logic này hoạt động?”
Chủ nghĩa logic độc đoán là một dạng của sự đối đầu mà trong đó không có mảnh đất trung gian. Đó là logic theo luật bài trung. Đó là logic của kẻ thắng người thua. Đó là một cuộc chơi ngả bài trong đó hoặc chúng ta thắng, sao cho đối phương phải làm theo sự đặt giá của chúng ta, hoặc chúng ta thua mất mặt và mất hết uy quyền. Sẽ tốt hơn nhiều nếu mỗi tiếng nói đều được lắng nghe và mỗi vị trí đều được tôn trọng, khi mọi người đều có đóng góp sáng tạo và cảm thấy người này hoặc người kia gặt hái được cái gì đó mà không ai đánh bại ai. Làm thế nào để một “hành động đúng đắn” tránh được sự tức giận và xung đột? Đây không phải là sự thỏa hiệp, theo nghĩa là rút lui nhường bước, mà là tạo ra một khuôn khổ đủ mềm dẽo mà trong đó mỗi người có thể thể hiện vai trò của mình và hành động theo một phương cách lịch thiệp cao quý.
Trích trong quyển “TỪ XÁC ĐỊNH ĐẾN BẤT ĐỊNH. Những câu chuyện về khoa học và tư tưởng của thế kỷ 20.”
Chương 2: Định lý Godel và tính bất toàn.
Trang 96.
THINKING AND FEELING
When Carl Jung classified the “rational” functions of the mind he divided them into thinking and feeling. We often consider feeling to be loose and nebulous, but for Jung it was one of the mind’s strictly rational functions. Feeling, for Jung, is what assesses the inherent value of things. Feeling looks at the world globally rather than analytically.If thought is not balanced by feeling, then it can become obsessive and one-tracked, giving no attention to the overall meaning of what one is doing. Conversely, if feeling is not tempered by thought, then we are in danger of rushing into events with great enthusiasm and conviction without making proper plans or understanding possible pitfalls.
If we take Gödel’s theorem as a metaphor, it is telling us that something may always be left out of our grand schemes of logical thought and that inconsistencies can creep into the most logically rigorous of our frameworks. Just because things make sense on paper does not necessarily mean they will work in a practical way. Without our more human feelings logic will propel us forward, almost against our will. And when it overwhelms us it bends everything into its grip.
Quantum theory offers us an alternative viewpoint. It depends upon a logic that is inclusive and leaves room for both A and not-A. It is a logic that depends on contexts and complementarity, one in which what is A in one context becomes not-A in another. Instead of a mechanical logic that forces us onward, line by line, quantum logic invites us to step back and ask, In what context is this logic operating?
The authoritarianism of logic is a form of confrontation in which there is no middle ground. It is a logic of the excluded middle. It is a logic of winners and losers. It is a showdown in which either we triumph, so that our opponent does our bidding, or we lose face and lose power. Far better is when each voice has been heard and each position respected, when everyone has made a creative contribution and feels he or she has gained something while defeating no one. For how can “right action” flow out of anger and conflict? This is not compromise, in the sense of giving ground, but of creating a framework flexible enough to tolerate multiple points of view and contexts. It is an approach in which each person can work out of his or her own center and act in a gentle way.
From Certainty to Uncertainty - The Story of Science and Ideas in the Twentieth Century.
Chapter 2: On Incompleteness.
Page 48.
Khi Carl Jung sắp xếp, phân loại các hoạt động “có lý trí” của ý nghĩ, ông chia chúng thành hai dạng: tư duy [thinking] và cảm nhận [feeling]. Chúng ta thường coi cảm xúc là thiếu chặt chẽ và thiếu rõ ràng, nhưng đối với Jung, đó là một trong những hoạt động có lý trí nghiêm chỉnh của trí óc. Cảm nhận, đối với Jung, là cái giúp ta đánh giá giá trị vốn có của sự vật. Cảm nhận giúp ta nhìn thế giới một cách toàn cục, trọn vẹn, tổng thể [globally], thay vì chia tách, phân tích thành những bộ phận riêng lẻ [analytically]. Nếu tư duy không được cân bằng với cảm nhận thì nó trở thành một thứ định kiến ám ảnh [obsessive] và giáo điều một chiều [one-tracked], không để ý tới ý nghĩa tổng thể của cái mà người ta đang làm. Ngược lại, nếu cảm nhận không được kiềm chế bởi tư duy thì chúng ta có nguy cơ lao vào các sự kiện với một sự hăng hái nhiệt tình và tin tưởng chắc chắn mà không có những kế hoạch đúng đắn hoặc không lường trước được những cạm bẫy có thể có.
Nếu chúng ta coi định lý Godel như một phép ẩn dụ, nó sẽ nói rằng luôn luôn có thể có một cái gì đó nằm bên ngoài sơ đồ tư duy logic của con người, và rằng những mâu thuẫn có thể luồn lách vào bên trong khuôn khổ logic chặt chẽ nhất của con người, bởi vì những vấn đề có giá trị trên giấy tờ không có nghĩa là chúng sẽ hoạt động tốt trên thực tế. Thiếu cảm xúc mang tính người, logic sẽ đẩy chúng ta về phía trước, nhiều khi nó còn chống lại mong muốn của chúng ta. Và khi nó chôn vùi chúng ta, nó sẽ bẻ cong mọi thứ trong gọng kìm của nó.
Lý thuyết lượng tử [Quantum theory] cung cấp cho chúng ta một cách nhìn hoàn toàn khác. Cách nhìn này dựa trên một logic đồng thời thừa nhận cả A lẫn không –A [not A]. Đó là một logic phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể đang xảy ra và tuân thủ nguyên lý bổ sung – nguyên lý cho rằng một cái gì đó là A trong bối cảnh này có thể trở thành không –A trong bối cảnh khác. Thay vì tuân thủ một logic máy móc buộc con người phải tiến từ dòng này quá dòng khác, logic lượng tử lại mời chúng ta đi ngược và đặt câu hỏi: “Trong bối cảnh nào thì cái logic này hoạt động?”
Chủ nghĩa logic độc đoán là một dạng của sự đối đầu mà trong đó không có mảnh đất trung gian. Đó là logic theo luật bài trung. Đó là logic của kẻ thắng người thua. Đó là một cuộc chơi ngả bài trong đó hoặc chúng ta thắng, sao cho đối phương phải làm theo sự đặt giá của chúng ta, hoặc chúng ta thua mất mặt và mất hết uy quyền. Sẽ tốt hơn nhiều nếu mỗi tiếng nói đều được lắng nghe và mỗi vị trí đều được tôn trọng, khi mọi người đều có đóng góp sáng tạo và cảm thấy người này hoặc người kia gặt hái được cái gì đó mà không ai đánh bại ai. Làm thế nào để một “hành động đúng đắn” tránh được sự tức giận và xung đột? Đây không phải là sự thỏa hiệp, theo nghĩa là rút lui nhường bước, mà là tạo ra một khuôn khổ đủ mềm dẽo mà trong đó mỗi người có thể thể hiện vai trò của mình và hành động theo một phương cách lịch thiệp cao quý.
Trích trong quyển “TỪ XÁC ĐỊNH ĐẾN BẤT ĐỊNH. Những câu chuyện về khoa học và tư tưởng của thế kỷ 20.”
Chương 2: Định lý Godel và tính bất toàn.
Trang 96.
THINKING AND FEELING
When Carl Jung classified the “rational” functions of the mind he divided them into thinking and feeling. We often consider feeling to be loose and nebulous, but for Jung it was one of the mind’s strictly rational functions. Feeling, for Jung, is what assesses the inherent value of things. Feeling looks at the world globally rather than analytically.If thought is not balanced by feeling, then it can become obsessive and one-tracked, giving no attention to the overall meaning of what one is doing. Conversely, if feeling is not tempered by thought, then we are in danger of rushing into events with great enthusiasm and conviction without making proper plans or understanding possible pitfalls.
If we take Gödel’s theorem as a metaphor, it is telling us that something may always be left out of our grand schemes of logical thought and that inconsistencies can creep into the most logically rigorous of our frameworks. Just because things make sense on paper does not necessarily mean they will work in a practical way. Without our more human feelings logic will propel us forward, almost against our will. And when it overwhelms us it bends everything into its grip.
Quantum theory offers us an alternative viewpoint. It depends upon a logic that is inclusive and leaves room for both A and not-A. It is a logic that depends on contexts and complementarity, one in which what is A in one context becomes not-A in another. Instead of a mechanical logic that forces us onward, line by line, quantum logic invites us to step back and ask, In what context is this logic operating?
The authoritarianism of logic is a form of confrontation in which there is no middle ground. It is a logic of the excluded middle. It is a logic of winners and losers. It is a showdown in which either we triumph, so that our opponent does our bidding, or we lose face and lose power. Far better is when each voice has been heard and each position respected, when everyone has made a creative contribution and feels he or she has gained something while defeating no one. For how can “right action” flow out of anger and conflict? This is not compromise, in the sense of giving ground, but of creating a framework flexible enough to tolerate multiple points of view and contexts. It is an approach in which each person can work out of his or her own center and act in a gentle way.
From Certainty to Uncertainty - The Story of Science and Ideas in the Twentieth Century.
Chapter 2: On Incompleteness.
Page 48.