Trong Kinh Pháp Cú, có ba dòng Kệ vô cùng quan trọng và cốt lõi của
giáo lý Đức Phật. Đó là ba dòng Kệ số 5, 6 & 7 trong Phẩm XX (tức
các Bài Kệ số 277, 278 &
279).
Hai dòng
kệ đầu ghi rằng:
Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường
Sabbe SAMKHĀRĀ aniccā: Những gì có điều kiện,
do duyên hợp, tức hữu vi đều vô thường.
Và:
Tất cả các pháp hữu vi đều là dukkhā/ phiền não/ khổ đau/ không tồn tại mãi mãi.
Sabbe SAMKHĀRĀ dukkhā: Những gì có điều kiện, do duyên hợp, tức hữu vi đều thuộc về phiễn não, khổ đau, không tồn tại mãi mãi - dukkha.
Và:
Dòng kệ
thứ ba ghi rằng:
Tất cả các pháp đều vô ngã
Sabbe DHAMMĀ anattā: Tất cả các pháp đều
không có ngã, vô ngã .[13]
Chúng ta nên cẩn thận quan sát trong hai dòng kệ đầu, chủ ngữ là chữ samkhārā (những pháp hữu vi, những thứ
do điều kiện, do duyên hợp mà có) đã được dùng. Nhưng ở bài kệ
thứ ba, chủ ngữ là chữ dhammā [pháp]
đã được dùng. Tại sao ở dòng Kệ thứ ba không dùng luôn chữ samkhārā [những pháp
hữu vi] như ở hai dòng kệ đầu? Và tại sao lại thay thế bằng chữ dhammās [pháp]?
Đây là chỗ cần tháo gỡ của vấn đề "vô ngã" này.
Đây là chỗ cần tháo gỡ của vấn đề "vô ngã" này.
Từ samkhāra [pháp hữu vi] [14] biểu thị về Ngũ Uẩn, về những sự vật hay trạng
thái có điều kiện, tùy theo duyên, tương tức và tương quan lẫn nhau mà có, về cả
hai phương diện vật chất [sắc] và tinh thần [tâm linh].
Giả sử như dòng Kệ thứ ba mà ghi rằng: “Sabbe SAMKHĀRĀ anattā”, tức là “Tất cả các pháp hữu vi đều vô ngã” thì mọi người sẽ nghĩ rằng: Cho dù những pháp hữu vi là vô ngã, thì có thể vẫn có ‘Ngã’ bên ngoài những pháp hữu vi, bên ngoài Ngũ Uẩn. Vì vậy, để tránh sự hiểu lầm này mà chữ dhammā đã được dùng trong dòng kết thứ ba.
Giả sử như dòng Kệ thứ ba mà ghi rằng: “Sabbe SAMKHĀRĀ anattā”, tức là “Tất cả các pháp hữu vi đều vô ngã” thì mọi người sẽ nghĩ rằng: Cho dù những pháp hữu vi là vô ngã, thì có thể vẫn có ‘Ngã’ bên ngoài những pháp hữu vi, bên ngoài Ngũ Uẩn. Vì vậy, để tránh sự hiểu lầm này mà chữ dhammā đã được dùng trong dòng kết thứ ba.
Chữ dhamma [pháp] mang nghĩa rộng lớn
hơn chữ samkhārā [pháp hữu vi]. Tất cả mọi thứ dù bên trong hay bên
ngoài vũ trụ, mọi điều thiện hay ác, hữu vi [có điều kiện] hay vô vi [không điều
kiện], tương đối hay tuyệt đối, đều nằm trong chữ “pháp” này.
Hay
nói cách khác, khi đã nói "tất cả các pháp" hay "vạn pháp" thì đã bao gồm tất cả
các pháp hữu vi và vô vi, dù bất cứ ở đâu, bên trong hay bên ngoài thế giới hay
vũ trụ.
No comments:
Post a Comment