Tác giả:
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 – His Holiness The 14th Dalai Lama.
Bác Sĩ – M.D Howard C. Cutler.
Dịch giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang.
Bác Sĩ – M.D Howard C. Cutler.
Dịch giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang.
PHẦN I: MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC ĐỜI
CHƯƠNG 1: QUYỀN HƯỞNG HẠNH PHÚC
- Tôi tin là mục đích chính của cuộc đời là cầu tìm hạnh phúc. Điều đó thật rõ ràng. Dù ta tin vào tôn giáo hay không, dù ta tin vào tôn giáo này hay tôn giáo kia, tất cả chúng ta đều cầu tìm điều tốt đẹp hơn trong đời sống. Vậy nên, tôi nghĩ rằng, động cơ chính của cuộc đời là tiến tới hạnh phúc.
Bằng những lới nói ấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trước một số cử tọa đông đảo tại Arizona cốt lõi thông điệp của Ngài. Nhưng việc cho rằng mục đích của đời sống là hạnh phúc dấy lên câu hỏi trong tâm tôi. Sau này, khi không có ai, tôi [Bác Sĩ – M.D Howard C. Cutler] hỏi Ngài:
- Ngài có hạnh phúc không?
- Có.
Ngài trả lời. Ngài ngưng một chút và thêm:
- Có .. chắc chắn có.
Có một sự thành thực thanh thản trong giọng nói của Ngài để lại không chút nghi ngờ – một sự thành thực phản ảnh ở vẻ mặt và trong ánh mắt của Ngài.
- Nhưng có phải hạnh phúc là mục tiêu hợp lý cho hầu hết tất cả chúng ta không?
Tôi hỏi.
- Có thể thực sự có được không?
- Được. Tôi tin là hạnh phúc có thể đạt được do sự huấn luyện tâm [mind].
Ở mức độ sơ đẳng con người, tôi không thể không trả lời về khái niệm về hạnh phúc là một mục tiêu có thể đạt được. Tuy nhiên là một nhà chuyên gia tâm thần học, tôi gánh nặng những khái niệm như niềm tin của Sigmund Freud là: "Ta cảm thấy muốn nói rằng cái ý định con người phải được 'hạnh phúc' không được bao gồm trong ý định của Đấng Sáng Tạo."
Ở mức độ sơ đẳng con người, tôi không thể không trả lời về khái niệm về hạnh phúc là một mục tiêu có thể đạt được. Tuy nhiên là một nhà chuyên gia tâm thần học, tôi gánh nặng những khái niệm như niềm tin của Sigmund Freud là: "Ta cảm thấy muốn nói rằng cái ý định con người phải được 'hạnh phúc' không được bao gồm trong ý định của Đấng Sáng Tạo."
Kiểu dạy dỗ này đã dẫn nhiều người trong nghề nghiệp của tôi [bác sĩ tâm lý – bác sĩ tâm thần] tới kết luận tàn nhẫn trong đó kết luận tàn nhẫn nhất mà người ta hy vọng là “sự biến cái đau khổ cuồng loạn thành sự bất hạnh chung".
Từ quan điểm này, đòi hỏi có một con đường đã được định rõ đưa tới hạnh phúc dường như là một khái niệm hết sức cơ bản. Khi tôi nhìn lại những năm tháng được đào tạo về ngành tâm thần học, tôi có thể nhớ lại là rất hiếm nghe thấy từ "hạnh phúc" cả khi đề cập về mục tiêu chữa bệnh. Đương nhiên có nhiều những bài nói về cách giảm bớt những triệu chứng thất vọng hay lo lắng của bệnh nhân, giải quyết những mâu thuẫn nội tâm hay những vấn đề quan hệ, nhưng không bao giờ bày tỏ rõ ràng mục tiêu tiến tới hạnh phúc.
Ở phương Tây, quan niệm đạt hạnh phúc thực sự dường như luôn luôn không được rõ ràng, khó nắm bắt và không thể hiểu được. Ngay cả chữ "hạnh phúc" có nguồn gốc từ tiếng Băng Đảo – Iceland "happ", có nghĩa là vận đỏ hay cơ may mắn. Hầu hết chúng ta, dường như, chia sẻ quan niệm về bản chất huyền bí của hạnh phúc. Vào những lúc vui sướng mà cuộc sống đem lại, hạnh phúc hình như giống cái gì đó đến bất ngờ. Đối với tâm trí phương Tây của tôi, có vẻ không có loại công việc mà ta có thể phát triển, và duy trì, chỉ bằng cách rèn luyện tâm.
Khi tôi đưa ra lời phản đối, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích ngay:
- Khi tôi nói 'huấn luyện tâm'; trên phương diện ấy, tôi không có nói là "tâm" chỉ là khả năng nhận thức của trí tuệ người ta. Đúng hơn là, tôi dùng thuật ngữ đó theo nghĩa tiếng Tây Tạng "Sem", nó có một ý nghĩa rộng hơn nhiều, gần với 'tâm thần" hay 'tinh thần' hơn, nó bao gồm cả trí tuệ và cảm xúc, con tim và khối óc. Bằng một số kỷ luật tinh thần chúng ta có thể làm thay đổi thái độ, lối nhìn, và phương pháp sống của chúng ta. Khi chúng ta nói về kỷ luật tinh thần, đương nhiên, liên can đến nhiều thứ, nhiều phương pháp. Nhưng nói chung, ta bắt đầu nhận diện những yếu tố dẫn đến hạnh phúc và những yếu tố dẫn đến khổ đau. Làm như vậy, ta có thể dần dần tiến đến loại bỏ các yếu tố dẫn đến khổ đau và vun đắp các yếu tố dẫn đến hạnh phúc. Phương pháp này là thế.
No comments:
Post a Comment