Người trí thức - Intellectual có 3 đặc điểm:
1. Khai sáng - Enlightening; Enlightenment.
2. Phê phán, phản biện - Criticizing.
3. Dấn thân.
ĐẶT TÊN 3 LOẠI TRÍ THỨC
Tác giả: GS Nguyễn Văn Tuấn.
Đọc trên blog Quê Choa có bài phân tích rất thú vị của Nhà thơ Thạch Quỳ về trí thức [1]. Theo Nhà thơ, ở Việt Nam có 3 loại trí thức: loại 1 là những người có tư duy phản biện, dứt khoát chống lại cái ác và gian dối; loại 2 là những người chỉ muốn giữ mình, an phận, im lặng trước những cái ác; và loại 3 là những kẻ a dua theo cường quyền, sẵn sàng phục vụ bộ máy đàn áp và tham gia vào những cái ác. Cách phân chia này xem ra rất sát với tình hình thực tế. Tôi có thể hình dung vài người cụ thể cho từng nhóm.
Tôi [GS Nguyễn Văn Tuấn] quen nhiều bạn bè ở Việt Nam, trong và ngoài chính quyền. Trong trò chuyện cá nhân, ai cũng trăn trở trước hiện tình đất nước, nhưng họ chọn thái độ khác nhau. Phần đông là im lặng. Một anh bạn là giáo sư ngành nhi đã nghỉ hưu, rất điềm đạm và có suy nghĩ sâu, từng nói với tôi rằng chế độ nào cũng được, miễn là đem lại cơm no áo ấm cho dân là Okay. Có cái gì đó nguỵ biện và chưa đủ trong cái nhìn đó, nhưng bạn bè nên không cãi làm gì. Tôi cố nói đồng ý với anh, và hỏi lại: thế anh thấy ở Việt Nam mình đã thật sự có một chế độ như thế chưa. Anh im lặng.
Nhà thơ lý giải thêm rằng nước nào có nhiều trí thức loại 3 là nước đó "không có cương thường đạo lý, dùng cường quyền, dùng luật rừng để chém, giết, hiếp lẫn nhau, đưa xã hội về thời hồng hoang, trung cổ, dã man và hỗn loạn". Xem ra, một trong những nước đó chính là Việt Nam ngày nay. Như vậy suy ra, Việt Nam có nhiều lưu manh giả danh trí thức hay nhiều trí thức loại 3 hơn là trí thức loại 1?
Tôi liên tưởng đến sự phân bố của con số 24,000 tiến sĩ. Dĩ nhiên, ai cũng biết không phải có bằng tiến sĩ là tự động thành "trí thức", nhưng thôi thì cứ tạm cho họ cái nhãn "trí thức" cái đã. Trong số 24,000 này, chỉ có khoảng 9,000 là làm việc trong các đại học, phần lớn còn lại có lẽ làm việc trong các cơ quan của chính quyền và đảng, và một số thì nghỉ hưu. Như vậy có lẽ Nhà thơ Thạch Quỳ nói đúng: ở Việt Nam có nhiều trí thức loại 3.
===
[1] http://bolapquechoa.blogspot.com.au/…/…/tri-thuc-loai-3.html
[2] Một bạn đọc đặt tên cho 3 loại trí thức đó để dễ nhớ là: trí thức, trí ngủ, và lưu manh giả danh trí thức. Loại 3 thì thật ra không thể gọi là trí thức. Tôi thì nghĩ 3 loại trí thức đó có thể tương đương với 3 loại người trong cuốn phim nổi tiếng của Clint Eastwood: kẻ tốt [loại 1 – the good], kẻ xấu [loại 3 – the bad], và kẻ nhu nhược [loại 2 – the ugly].
GS Nguyễn Văn Tuấn có thể được xem là một bậc đại trí thức.
Stay above: quan điểm này có thể nói là một trong những giá trị cao quý của triết học Phật giáo, thoát khỏi tham - sân - si.
1. Khai sáng - Enlightening; Enlightenment.
2. Phê phán, phản biện - Criticizing.
3. Dấn thân.
ĐẶT TÊN 3 LOẠI TRÍ THỨC
Tác giả: GS Nguyễn Văn Tuấn.
Đọc trên blog Quê Choa có bài phân tích rất thú vị của Nhà thơ Thạch Quỳ về trí thức [1]. Theo Nhà thơ, ở Việt Nam có 3 loại trí thức: loại 1 là những người có tư duy phản biện, dứt khoát chống lại cái ác và gian dối; loại 2 là những người chỉ muốn giữ mình, an phận, im lặng trước những cái ác; và loại 3 là những kẻ a dua theo cường quyền, sẵn sàng phục vụ bộ máy đàn áp và tham gia vào những cái ác. Cách phân chia này xem ra rất sát với tình hình thực tế. Tôi có thể hình dung vài người cụ thể cho từng nhóm.
Tôi [GS Nguyễn Văn Tuấn] quen nhiều bạn bè ở Việt Nam, trong và ngoài chính quyền. Trong trò chuyện cá nhân, ai cũng trăn trở trước hiện tình đất nước, nhưng họ chọn thái độ khác nhau. Phần đông là im lặng. Một anh bạn là giáo sư ngành nhi đã nghỉ hưu, rất điềm đạm và có suy nghĩ sâu, từng nói với tôi rằng chế độ nào cũng được, miễn là đem lại cơm no áo ấm cho dân là Okay. Có cái gì đó nguỵ biện và chưa đủ trong cái nhìn đó, nhưng bạn bè nên không cãi làm gì. Tôi cố nói đồng ý với anh, và hỏi lại: thế anh thấy ở Việt Nam mình đã thật sự có một chế độ như thế chưa. Anh im lặng.
Nhà thơ lý giải thêm rằng nước nào có nhiều trí thức loại 3 là nước đó "không có cương thường đạo lý, dùng cường quyền, dùng luật rừng để chém, giết, hiếp lẫn nhau, đưa xã hội về thời hồng hoang, trung cổ, dã man và hỗn loạn". Xem ra, một trong những nước đó chính là Việt Nam ngày nay. Như vậy suy ra, Việt Nam có nhiều lưu manh giả danh trí thức hay nhiều trí thức loại 3 hơn là trí thức loại 1?
Tôi liên tưởng đến sự phân bố của con số 24,000 tiến sĩ. Dĩ nhiên, ai cũng biết không phải có bằng tiến sĩ là tự động thành "trí thức", nhưng thôi thì cứ tạm cho họ cái nhãn "trí thức" cái đã. Trong số 24,000 này, chỉ có khoảng 9,000 là làm việc trong các đại học, phần lớn còn lại có lẽ làm việc trong các cơ quan của chính quyền và đảng, và một số thì nghỉ hưu. Như vậy có lẽ Nhà thơ Thạch Quỳ nói đúng: ở Việt Nam có nhiều trí thức loại 3.
===
[1] http://bolapquechoa.blogspot.com.au/…/…/tri-thuc-loai-3.html
[2] Một bạn đọc đặt tên cho 3 loại trí thức đó để dễ nhớ là: trí thức, trí ngủ, và lưu manh giả danh trí thức. Loại 3 thì thật ra không thể gọi là trí thức. Tôi thì nghĩ 3 loại trí thức đó có thể tương đương với 3 loại người trong cuốn phim nổi tiếng của Clint Eastwood: kẻ tốt [loại 1 – the good], kẻ xấu [loại 3 – the bad], và kẻ nhu nhược [loại 2 – the ugly].
GS Nguyễn Văn Tuấn có thể được xem là một bậc đại trí thức.
Stay above: quan điểm này có thể nói là một trong những giá trị cao quý của triết học Phật giáo, thoát khỏi tham - sân - si.
No comments:
Post a Comment