Tuesday, October 28, 2014

THUYẾT DUYÊN KHỞI

Trước khi đi vào vấn đề Vô Ngã một cách đúng đắn, chúng ta cần có một ý niệm tóm lược về luật Duyên Khởi. Nguyên tắc của học thuyết này được tóm tắt trong một công thức gồm 4 dòng như sau:

Vì cái này có, cái kia có. (imasmim sati idamhoti).

Vì cái này sinh, cái kia sinh. (imassuppàda idam uppajjati).

Vì cái này không, cái kia không. (imasmim asati idam na hoti).

Vì cái này diệt, cái kia diệt. (imassa nirodhà idam airujjhata).[3]

Theo nguyên tắc về duyên (điều kiện), sự tương quan và tương tức này, toàn thể sự tồn tại và liên tục của cuộc sống, và sự chấm dứt sự sống, được giải thích trong một công thức chi tiết gọi là Duyên Khởi (nghĩa là sự sinh khởi có điều kiện, do nhân duyên), bao gồm 12 yếu tố nhân duyên như sau:

1. Vì có Vô minh nên sinh Hành (Avijjāpaccayā samkhārā).
(xin nhắc lại, Hành là hành động cố ý hay nghiệp. Hành động này có thể tốt, xấu hay trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng: thân, khẩu và ý).

2. Vì có Hành nên sinh Thức (Samkhàrapaccayà vinnànam).
(làm nền tảng cho một đời sống tới. Thức này đi vào bụng mẹ. Thức lựa chọn cha mẹ theo như Nghiệp, Hành tốt xấu quy định).

3. Vì có Thức nên sinh Danh Sắc (Viňňānapaccayā nāmarūp- am).
(là toàn bộ yếu t vật chất & tâm linh hay tâm lí & sinh lí của bào thai mới, do Năm Uẩn (pañca-khandha) tạo thành).

4. Vì có Danh Sắc nên sinh Lục Căn (Nāmarūpapaccayā salāyatanam).
(ở đây, yếu t Danh & Sắc, vật chất & tâm linh, ‘duyên’ sanh ra 6 Cơ STiếp Xúc là 6 giác quan (lục căn) va chạm, ‘tiếp xúc’ với 6 đối tượng của chúng, lục trần)

5. Vì có Lục Căn tiếp xúc với bên ngoài nên sinh ra Xúc.
(Salāyatanapaccayā phasso).

6. Vì có Xúc nên sinh Thọ (Phassapaccayā vedanā).
(Cảm thọ là cảm giác, cảm nhận của ‘con người’ mới với thế giới hay khi va chạm, ‘tiếp xúc’ với 6 đối tượng bên ngoài).

7. Vì có Thọ nên sinh Ái (Dục Vọng) (Vedanāpaccayā tanhā).
(Ái là tham ái, lòng ham muốn: ‘Dục vọng’).

8. Vì có Ái nên sinh Thủ (Tanhāpaccayā upādānam).
(là điều cá nhân hay thực thể mới tái sinh muốn chiếm lấy cho mình, hay chấp thủ, hay dính chấp).

9. Vì có Thủ nên dẫn đến Hữu (Upādānapaccayā bhavo).
(Hữu tức là tiến trình ‘Trở thành’, ‘hiện thành’, tái tạo sự sống…).

10. Vì có Hữu nên dẫn đến Sinh (Bhavapaccayā jāti).
(sinh một cá nhân hay chúng sinh, mới xuất hiện, ra đời hẳn hoi).

11. Vì có Sinh nên có Lão, Tử…(Jātipaccayā jarāmaranam….)
(Lão, tức là già, chết, vì có sinh nên có hoại, diệt).

Hoặc các bạn có thể tham khảo bản dịch ‘kinh điển’ vốn quen thuộc nhiều người Việt Nam xuất gia và tại gia, (bản dịch của Ni Sư Trí Hải), như sau:

1. Vô minh (làm) duyên (cho) Hành (Avijjàpaccayà samkhàvà).

2. Hành (làm) duyên (cho) Thức (Amkhàrapaccayà vinnànam).

3. Thức (làm) duyên (cho) Danh Sắc (Vinnànapaccayà nàmarùpam).

4. Danh sắc (làm) duyên (cho) Lục Nhập (Nàmarùpapaccayà salàyatanam).

5. Lục Nhập (làm) duyên (cho) Xúc (Salàyatanapaccayà phasso).

6. Xúc (làm) duyên (cho) Thọ (Phassapaccayà vedanà).

7. Thọ (làm) duyên (cho) Ái (Vedanàpaccayà tanhà).

8. Ái (làm) duyên (cho) Thủ (Tanhapaccayà upàdànam).

9. Thủ (làm) duyên (cho) Hữu (Upàdànapaccayà bhavo).

10. Hữu (làm) duyên (cho) Sinh (Bhavapaccayà jàti).

11. Sinh (làm) duyên (cho) Lão, Tử… (Jātipaccayā jarāmaranam…).

Đây là quá trình, cách thức mà sự sống đã khởi sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình (theo chiều “hoàn diệt”)

1. Khi Vô minh diệt (chấm dứt), thì Hành diệt; 

2. Khi Hành diệt thì Thức diệt; …………..

…………………………………………………

11. Khi Sinh diệt, thì ‘Lão, tử, khổ não, đau đớn … cũng diệt.

* Cần ghi nhớ một điều quan trọng là: 

Những yếu tố của vòng Duyên Khởi này bị chi phối, bị điều kiện (paticcasamuppanna) cũng như là chi phối, là điều kiện, là nhân, là duyên (paticcasamuppāda).[4]

Vì vậy, tất cả chúng là liên quan với nhau (tương quan), phụ thuộc vào nhau (tương tức) và kết nối lẫn nhau, và không có cái nào là tuyệt đối hay độc lập, một mình tồn tại cả. Vì thế, Phật giáo không chấp nhận cái nào là nguyên nhân thứ nhất cả, như ta đã học ở chương trước.[5]
 
Nhưng Duyên Khởi nên được xem là một vòng tròn (tức là một chuỗi mắc xích giáp vòng) chứ không phải là một chuỗi mắc xích hai đầu.[6]

No comments:

Post a Comment