Trong quyển “On Democracy” –
“Bàn Về Dân Chủ” của Robert A. Dahl, giáo sư vinh danh (the Sterling
Professor emeritus) môn khoa học chính trị (political sciences) tại Đại học
Yale, ông là người thường được mô tả là trưởng khoa của các nhà khoa học chính
trị Hoa Kỳ (Robert A. Dahl has often been described as "the Dean" of
American political scientists) nêu lên 10 lý do để chứng minh tính chất ưu việt
của các chế độ dân chủ:
1.
Dân chủ (Democracy) giúp ngăn chặn chính phủ trở thành độc
tài và tàn bạo.
Democracy helps to prevent government by cruel and vicious
autocrats.
2.
Dân chủ bảo đảm cho mọi công dân một số quyền căn bản vốn
không hề có và không thể có trong các chế độ phi dân chủ.
Democracy guarantees its citizens a number of fundamental
rights that nondemocratic systems do not, and cannot, grant.
3.
Dân chủ cung cấp nhiều tự do cá nhân cho các công dân hơn hẳn
mọi chế độ khác.
Democracy insures its citizens a broader range of personal
freedom than any feasible alternative to it.
4.
Dân chủ giúp mọi người bảo vệ được những quyền lợi căn bản của
họ.
Democracy hepls people to protect their own fundamental
interests.
5.
Chỉ có chế độ dân chủ mới cung cấp cơ hội tối đa cho người
dân thực hiện quyền tự quyết, nghĩa là được sống dưới những luật pháp do họ lựa
chọn.
Only a democratic government can provide a maximum
opportunity for persons to exercise the freedom of self-determination – that
is, to live under laws of their own choosing.
6.
Chỉ có chế độ dân chủ mới cung cấp cơ hội tối đa để mọi người
thực hiện được những trách nhiệm đạo lý của mình.
Only a democratic government can provide a maximum
opportunityfor exercising moral responsibility.
7.
Chế độ dân chủ giúp con người được phát triển một cách hoàn
chỉnh hơn hẳn mọi chế độ khác.
Democracy fosters human development more fully than any
feasible alternative.
8.
Chỉ có chế độ dân chủ mới giúp nâng cao sự bình đẳng chính
trị của mọi công dân.
Only a democratic government can foster a relatively high
degree of political equality.
9.
Các chế độ dân chủ đại biểu (representative democracy) hiện
đại không hề gây chiến với nhau.
Modern representative democracies do not fight wars with one
another.
10.
Các quốc gia dân chủ có khuynh hướng giàu có hơn hẳn các quốc
gia phi dân chủ.Countries with democratic government tend to be more prosperous
than countries with nondemocratic governments.
Nói chung, tính chất ưu việt của dân chủ nằm ở bốn điểm
chính: bảo vệ nhân quyền, nhân đạo, hòa bình và thịnh vượng.
Chuyện dân chủ (Democracy) đi liền với nhân quyền (Human
rights) – mà trọng tâm là tự do và bình đẳng – là điều dễ hiểu và dễ thấy:
chúng hầu như có quan hệ nhân quả ngay từ đầu. Chính vì nhận thức được tự do và
bình đẳng là những thứ quyền căn bản của con người nên một số lý thuyết gia và
chính trị gia tiên phong mới nảy ra sáng kiến thiết lập các chế độ dân chủ để,
trước hết, bảo vệ và phát huy những thứ quyền họ xem là căn bản ấy. Ngược lại,
khi tự do và bình đẳng được tôn trọng, chế độ dân chủ lại càng được củng cố và
bền vững, bất chấp mọi biến động chính trị, kể cả việc thay đổi chính phủ một
cách bất ngờ.
Nhưng nhân quyền không chỉ giới hạn ở tự do và bình đẳng.
Trong lãnh vực nhân quyền còn một khía cạnh khác: quyền phát triển một cách
toàn diện. “Trong khi bình đẳng và tự do là những lý tưởng thiết yếu của dân chủ
(theo de Tocqueville, 1835), ngày nay, việc bảo đảm cho các công dân những cơ hội
tốt nhất để bộc lộ tài năng và năng lực của họ dường như là điều thiết yếu đối
việc hiện thực hóa các lý tưởng ấy.”
Các chế độ độc tài, với mục đích tuyên truyền, thường đầu tư
thật nhiều công sức và tiền bạc vào việc luyện một số “gà nòi” để biểu dương
trong các cuộc thi quốc tế, từ thi học sinh giỏi đến thi thể thao; còn đa số
người dân còn lại thì, nói chung, hoàn toàn bị bỏ mặc.
Chế độ dân chủ, ngược lại, tìm cách tạo cơ hội đồng đều, từ
cơ hội giáo dục đến cơ hội lao động và kể cả cơ hội tham gia vào sinh hoạt
chính trị dưới hình thức này hoặc hình thức khác, cho mọi người.
No comments:
Post a Comment