Trong triết học và xã hội học, người ta đôi khi phân biệt giữa đạo đức
(ethnic – éthique) với luân lý (moral - morale).
Nói đến “đạo đức” là đề cập tới bình diện cộng đồng hay xã hội, tức là vượt lên trên cấp độ cá nhân, còn nói đến “luân lý” là chú ý tới những suy nghĩ và hành động ở cấp độ cá nhân.
Nói đến “đạo đức” là đề cập tới bình diện cộng đồng hay xã hội, tức là vượt lên trên cấp độ cá nhân, còn nói đến “luân lý” là chú ý tới những suy nghĩ và hành động ở cấp độ cá nhân.
Luân lý là tổng thể những quy luật ra mệnh lệnh vô điều kiện
để ta phải hành động theo chúng.
Một người phải hành động cho hạnh phúc của tha nhân (người
khác) thì không phải vì điều này đem lại cho người đó một kết quả nào đó (chẳng
hạn như sự vui sướng, sự an ủi hay sự tự hào) mà chỉ vì điều này phù hợp với một
châm ngôn có giá trị quy luật phổ quát.
Nguyên tắc về giá trị
phổ quát của luật luân lý là: “Luôn luôn chọn lựa thế nào để các châm ngôn của
sự chọn lựa của chúng ta cũng đồng thời
được xem như những luật phổ quát trong cùng một ý chí ấy”.
Trong lĩnh vực luân lý, tất cả các đối tượng bên ngoài đều
không được có bất cứ ảnh hưởng gì đến ý chí bởi vì ý chí không thể chỉ đơn thuần
chấp nhận một sự quan tâm ngoại lai mà phải biểu hiện quyền tự chủ của chính
mình mà thôi với tư cách là kẻ ban bố quy luật tối hậu.
Tự trị của ý chí chính là nguyên tắc tối cao của tính luân
lý.
Quy luật luân lý phải trực tiếp quy định ý chí.
Để hiểu được tính tự trị của ý chí thì chúng ta cần đề cập tới khái niệm tự do – vốn
là một khái niệm chỉ tồn tại nơi con người với tư cách là những hữu thể có lý
tính.
Nếu không có Tự do thì cũng tuyệt nhiên không thể bắt gặp
quy luật luân lý ở trong một con người bởi vì nhờ sự tự trị của sự Tự do của
mình, con người là chủ thể của quy luật luân lý.
Tự do là khả năng tự mình quyết định hành động như một trí
tuệ và nhờ đó hành động phù hợp với những quy luật của lý tính, độc lập với những
bản năng tự nhiên.
Khi một người phán đoán rằng mình có thể làm một việc chỉ vì
có ý thức rằng mình phải làm việc ấy thì lúc đó anh ta nhận ra sự Tự do nơi
chính mình – một điều mà nếu không có quy luật luân lý ắt anh ta không bao giờ
nhận ra được.
Tự do là cơ sở tồn tại [ratio essendi] của quy luật luân lý,
còn quy luật luân lý là cơ sở nhận thức [ratio cognoscendi] về Tự do.
- Triết gia Immanuel Kant.
No comments:
Post a Comment