Wednesday, September 3, 2014

GOOD ACTIONS – GOOD KARMA – THIỆN NGHIỆP

Hành động thiện cần được thực hiện trong sự sáng suốt, biết rằng nếu không làm thế, ta chỉ đem lại đau khổ cho chính mình. Tâm thiện là điều tiên quyết giúp ta sống an bình, hoà nhịp với chính ta, với tha nhân.

Nghĩ đến kết quả là có sự chờ đợi, mong mỏi, bám víu. Sự mong mỏi dẫn ta đến tương lai hơn là trụ ở giờ phút hiện tại. Năm phút tới thì sao? Ngày sau, tháng sau, năm sau, năm năm sau, mười năm sau, hai mươi năm sau? Hay kiếp sống sau, hay kiếp sống sau nữa, hay sau sau nữa, kiếp sống nào?

Hành động thiện đúng ra phải được thực hiện với tất cả, trọn vẹn cái tâm đến nỗi không còn có thể nghĩ đến gì khác nữa. Nhưng nếu như có điều gì khác nữa chen vào, lúc đó trí tuệ sẽ bảo cho ta cách chọn lựa đúng.

Khi hai người CÙNG THỰC HIỆN MỘT HÀNH ĐỘNG, họ sẽ KHÔNG có CÙNG MỘT NGHIỆP QUẢ.

Đức Phật so sánh việc tạo nghiệp ác của hai người với bỏ một muỗng muối vào ly nước hay bỏ xuống một hồ nước.

Ly nước muối sẽ không uống được nhưng hồ nước có gì thay đổi đâu!

Cũng như thế, với người có cả “một dòng sông thiện” thì một hành động sai quấy cũng không ảnh hưởng nhiều.

Nhưng nếu ta chỉ có một “ly nước phước báu” thì chỉ một hành động sai quấy cũng đủ làm cay đắng cả cuộc đời.

Vì ta không biết mình đã tạo tác ra những gì ở các kiếp sống trước, tốt hơn hết là giả thuyết rằng phước báu của ta chỉ đầy một ly nước.

Đôi khi, ta thường tự hỏi tại sao có những người làm bao điều tàn ác, chuyên chế, bạo ngược, dối trá...mà vẫn sống giàu có, có chức quyền, gia đình, tiền bạc, sức khỏe đều tốt lành. Tại sao họ không bị trừng phạt?

Họ chưa bị trừng phạt đó thôi!

Họ sẽ lãnh những hậu quả của việc họ làm. Không có gì gọi là tai nạn hay may rủi. Không có gì xảy ra ngẫu nhiên trong vũ trụ này. Nghiệp của ta cũng thế.

Nghiệp không phân biệt, ta nên nhớ điều đó! Nghiệp không biết thiên vị ai. Nó là nhân quả. Nghiệp không để ý đến người hành động.

Những gì đã được giữ trong dòng sông nhân, sẽ ở đó và sẽ tựu quả khi “chín mùi”.

- Ayya Khema.
Theo quan niệm Nghiệp lực, quy luật Nhân Quả (Cause and Effect Law):

. Người ham học sẽ được sáng dạ.

. Người hay giúp người khác sẽ gặp người ơn.

. Hai người yêu nhau thật sự, sẽ gặp lại nhau để chung sống.

. Kẻ dối trá sẽ bị lừa đảo.

. Kẻ ích kỷ sẽ bị cô đơn.

. Kẻ bủn xỉn sẽ bị nghèo khổ.

. Kẻ ghét nhau cũng sẽ gặp lại vì còn nợ nần nhau.

. Kẻ thù nhau cũng gặp nhau lại để báo oán.

. Kẻ giết người sẽ bị giết lại.

Những hoàn cảnh đó xuất hiện một cách tự động, diễn ra một cách tự nhiên, không cần ai xem xét và dàn xếp.

No comments:

Post a Comment