Matthieu
Ricard:
Các lý thuyết dù có sức thuyết phục về diễn trình hình thành vũ trụ, cũng không giải quyết thỏa đáng vấn đề nhân quả của Big Bang – Vụ Nổ Lớn. Một người bạn học giả Tây Tạng của tôi khi được nghe về thuyết Big Bang đã kêu lên ‘Vũ trụ, thời gian, không gian bắt đầu bằng một tiếng nổ lớn không duyên cớ ư? Như vậy có khác gì nói đến sự có mặt của một đấng sáng tạo là nguyên nhân đó.’
Các lý thuyết dù có sức thuyết phục về diễn trình hình thành vũ trụ, cũng không giải quyết thỏa đáng vấn đề nhân quả của Big Bang – Vụ Nổ Lớn. Một người bạn học giả Tây Tạng của tôi khi được nghe về thuyết Big Bang đã kêu lên ‘Vũ trụ, thời gian, không gian bắt đầu bằng một tiếng nổ lớn không duyên cớ ư? Như vậy có khác gì nói đến sự có mặt của một đấng sáng tạo là nguyên nhân đó.’
Theo triết học
Phật giáo, thời gian và không gian chỉ là khái niệm của chúng ta do sự tiếp xúc
với các hiện tượng, chúng hoàn toàn không có dự tính, nói cách khác chúng không
“thật”. Vì thế nên ý tưởng có một khởi đầu tuyệt đối của không gian và thời
gian là không thể chấp nhận được. Vậy thì không có gì dù là sự khởi đầu có vẻ
như là hiển hiện của thời gian và không gian, không thể hiện hữu không duyên cớ,
không điều kiện, nói cách khác, không một cái gì có thể bắt đầu sinh hoặc chấm
dứt tồn tại. Big Bang chỉ là một giai đoạn trong tiến trình không có khởi đầu và
không có kết thúc.
…
Triết học Phật giáo cảm nhận thực
tại vũ trụ bằng một cái nhìn khác hẳn. Phật giáo cho rằng các hiện tượng không
thực sự được sinh ra theo nghĩa từ không đến có. Chúng chỉ hiện hữu giả tạm mà
không có thực thể. Thực tại tương đối hay quy ước thuộc về kinh nghiệm chúng ta
đối với thế giới theo cách chúng ta nhận biết, nghĩa là gán cho chúng một nhãn
hiệu khách quan.
Theo triết học Phật giáo, nhận biết
ấy là giả tạo vì khi phân tích triệt để, không có hiện tượng nào là có thực thể.
Và cái “Không” cuối cùng mới là chân lý tuyệt đối. Và như vậy vấn đề “sáng tạo”
là hoàn toàn sai.
Tuy nhiên các hiện tượng vẫn diễn
ra trên thế gian và chúng không phải là không thật có, nhưng không có hiện tượng
nào có một thực thể riêng biệt. Như vậy, hiện tượng giống như là một giấc mộng,
một ảo ảnh vừa như có mà thật ra là không. Cũng hệt như hình ảnh phản chiếu
trong một tấm gương, nó rõ ràng nhưng không thật có. Triết gia Ấn Độ thời danh
vào thế kỷ thứ II, Bồ Tát – Tổ Long Thọ đã nói: ‘Các hiện tượng là do một sự
duyên hợp, thực chất chúng không hiện hữu.’
Chúng không diễn tiến một cách tự
phát, cũng không do một năng lực siêu hình nào mà theo đúng luật nhân quả.
Nói về chân
lý tuyệt đối thì không có sáng tạo, không có thời gian, không có chấm dứt. Sự mâu
thuẫn này đã chỉ ra tính vô thường của các hiện tượng. Các hiện tượng này có muôn
hình muôn vẻ nhưng thực sự chúng là “Không”. Và trong một thế giới quy ước thì
không thể có khởi đầu vì lẽ mỗi việc xảy ra đều có nguyên nhân. Vậy thì bạn thử
nói xem Big Bang – Vụ Nổ Lớn có thể thật sự là một khởi đầu hay chỉ là một giai
đoạn trong quá trình tiến hóa của vũ trụ.
No comments:
Post a Comment