Monday, September 22, 2014

TỨ Y

1.     Y pháp bất y nhân. 


2.     Y nghĩa bất y ngữ. 


3.     Y trí bất y thức. 


4.     Y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa.

i. Y pháp bất  y nhân: nghĩa là nương tựa vào Phật Pháp, triết học Phật giáo chứ không nương tựa vào con người nói giáo lý Phật Giáo, Phật pháp.

 ii. Y nghĩa bất  y ngữ: nghĩa nương tựa, tin vào ý nghĩa thật sự của triết học Phật Giáo, Phật Pháp chứ không chấp vào từ ngữ, kinh điển mà không suy xét cẩn thận.

iii. Y trí bất  y thức: Trí là trí tuệ (prajnã, wisdom) là sự hiểu biết chân chính, biết sự vật "như nó là"  - "as it is" còn thức cũng được gọi là thức huyễn, tình thức... cũng là “biết” nhưng biết theo cái nhìn có khi “méo mó” bởi yêu ghét, thành kiến, nhị nguyên đối đãi... nên không đúng với sự thật. Thí dụ, chúng ta biết mọi  sự vật, hiện tượng đều là vô thường, vô ngã; nghĩa là không có tự tính độc lập và luôn thay đổi, ngay cả con người; biết như vậy là cái biết hợp với chân lý, đó là trí. Trái lại “biết” người này tốt người kia xấu, người này hay người kia dở .. thì đó là cái biết do tình thức, thị phi, cái biết của tâm phân biệt, nhị nguyên đối đãi; vì vậy Đức Phật dạy không nên tin vào cái biết (thức) đó.

iv. Y kinh liễu nghĩa bất  y kinh bất liễu nghĩa: Đức Phật dạy: 
- Tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta! 

Vì vậy, cho dù là Kinh, sách ghi lại những lời Đức Phật thuyết Phật Pháp, nhưng nếu mình hiểu được nghĩa lý rõ ràng [liễu nghĩa] thì mới nương theo đó mà tu tập, nếu thấy lợi ích mới tiếp tục thực hành và phát triển. Nguợc lại, Kinh nào không liễu nghĩa, mình không hiểu thấu đáo, không biết cách thực hành thì không làm theo vì có thể tạo nghiệp quả xấu.

No comments:

Post a Comment