Wednesday, September 3, 2014

NGHIỆP – KARMA

Nhìn vào nghiệp quả khác nhau của các loại hành vi tạo nghiệp khác nhau, chẳng hạn như sự tái sinh trong các cõi Dục giới (the desire realm), Sắc giới (the form realm), Vô sắc giới (the formless realm), ta thấy có 2 loại nghiệp là: THIỆN NGHIỆP và BẤT THIỆN NGHIỆP. 

Trong số các thiện nghiệp lại có các PHƯỚC NGHIỆP và BẤT ĐỘNG NGHIỆP.

Xét về cửa ngõ giao tiếp (giữa chủ thể và môi trường), hay những phương cách mà thông qua đó các hành vi tạo nghiệp của chủ thể được thực hiện, thì có 3 loại nghiệp là: THÂN NGHIỆP, KHẨU NGHIỆP và Ý NGHIỆP.

Xét về bản chất của tự thân hành vi, thì có 2 loại nghiệp là TƯ NGHIỆP và TƯ DĨ NGHIỆP.

Xét về yếu tố hành vi đó có chắc chắn phải lãnh quả báo hay không thì có 2 loại nghiệp là ĐỊNH NGHIỆP và BẤT ĐỊNH NGHIỆP.

Trong số các ĐỊNH NGHIỆP lại có những nghiệp chắc chắn phải thọ lãnh quả báo ngay trong đời sống này – HIỆN BÁO – và có những nghiệp chắc chắn phải thọ lãnh quả báo trong một đời sống khác – SINH BÁO hoặc HẬU BÁO.

Lại có những nghiệp đưa đến việc tái sinh, chẳng hạn như làm người, tức là nghiệp hiện khởi thành điều kiện chung cho một kiếp sống trong thân người – DẪN NGHIỆP – và có những loại nghiệp khác bổ sung đầy đủ các chi tiết vào hoàn cảnh đó, gọi là MÃN NGHIỆP.

MÃN NGHIỆP này tạo các điều kiện chi tiết như hình thể tốt đẹp hay xấu xí v.v…

Lấy ví dụ như có một người sinh ra chịu nhiều bệnh tật hoặc sống dưới một chế độ độc tài, bạo ngược: DẪN NGHIỆP của người ấy là một thiện nghiệp vì đã được sinh ra làm người. Nhưng MÃN NGHIỆP của người ấy đưa đến việc chịu đựng nhiều bệnh tật hoặc sống dưới một chế độ độc tài, bạo ngược, nên nó là BẤT THIỆN NGHIỆP.

Cũng có những trường hợp mà DẪN NGHIỆP là BẤT THIỆN NGHIỆP nhưng MÃN NGHIỆP lại là THIỆN NGHIỆP.

Và cũng có những trường hợp khác thì cả DẪN NGHIỆP và MÃN NGHIỆP đều là THIỆN NGHIỆP hoặc đều là BẤT THIỆN NGHIỆP.

Đức Dalai Lama 14th.

Trích trong "Nguyên Lý Duyên Khởi".

No comments:

Post a Comment