Monday, August 4, 2014

LARGE SEGMENTS OF OUTSIDERS - ĐÁM ĐÔNG NGOÀI LỀ

...

Đám đông những người ngoài lề, những người thấp bé trong xã hội, thu nhập thấp hoặc thất nghiệp và không có cơ hội mang sẵn trong mình sự cáu kỉnh và chán nản.

Họ bực bội với bản thân, với cuộc đời, với những thứ xung quanh. Khi họ nhập vào một đám đông, như Gustave Le Bon nhận xét trong quyển "Tâm lý học đám đông", họ đánh mất tính cá nhân, tính độc lập, khả năng đánh giá và phán xét đạo đức. Họ bị cuốn vào ảnh hưởng phi lý của xung quanh.

Đám đông có thể làm những việc mà mỗi cá nhân, nếu đứng riêng biệt, sẽ không bao giờ nghĩ là họ có thể làm. Chỉ cần một sự kiện nhỏ xảy ra...

...

Ở khía cạnh tâm lý, đó thực chất là cảm giá bất lực, đứng ngoài lề, không làm chủ cuộc đời mình. Họ thấy họ như những kẻ lạ trên chính mảnh đất của mình, bị bỏ rơi. Họ thấy họ kém cỏi, vô giá trị. Vì thế, họ dễ dàng ngấm cái say của một đám đông nổi loạn...

Ít nhất, trong khoảnh khắc đó, họ có cảm giác mình là người thắng, người mạnh, rằng cuộc sống thú vị, sôi động, làm họ quên đi cái mòn mỏi hàng ngày. Đám đông cho họ một bản sắc, cho họ một nơi để thuộc về.

...

Những người, mà như Oscar Lewis đã định nghĩa trong "Văn hoá của nghèo khổ" năm 1998: "có rất ít ý thức về lịch sử. Họ là những người bên lề, chỉ biết tới những vật lộn của bản thân, chỉ biết được hoàn cảnh của địa phương họ, thế giới hẹp của họ, cách sống riêng của họ. Thông thường, họ không có kiến thức, tầm nhìn hay ý thức hệ để nhận ra những điểm tương đồng giữa những vấn đề của họ và vấn đề của những người giống họ trên thế giới. Nói một cách khác, họ không có ý thức giai cấp, mặc dù họ rất nhạy cảm với sự phân biệt về đẳng cấp."

Phải kinh ngạc để nói rằng, những đám đông nổi loạn bây giờ không có quan điểm xã hội hay thông điệp chính trị gì. Những công nhân đập phá ở Samsung không đưa ra một đòi hỏi cụ thể gì cho doanh nghiệp hay công đoàn; những người dân đánh trộm chó không có yêu cầu gì với công an hay chính quyền.

Chính vì vậy, sự hung hãn bùng phát thường bất ngờ với các nhà bình luận xã hội và các nhà chức trách, lúc đó họ mới bối rối đi tìm lý do và lời giải thích.

Lời giải thích đơn giản nhất có lẽ đến từ Martin Luther King:

- Không có gì nguy hiểm hơn là xây dựng một xã hội mà trong đó một nhóm lớn có cảm giác là họ không được can dự, rằng họ không có gì để mất. Nếu người ta có quyền lợi trong xã hội, người ta sẽ bảo vệ xã hội, nhưng nếu không, họ sẽ vô thức muốn phá huỷ nó.

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/158741/nhung--ho-bao--dung-manh-trong-dam-dong.html

No comments:

Post a Comment